Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau khớp gối sẽ khiến cho sinh hoạt hằng ngày trở nên khó khăn hơn vì không thể tự do vận động một cách bình thường. Tuy nhiên, phẫu thuật thay khớp gối sẽ là phương pháp an toàn và hiệu quả để giải quyết tình trạng này.
Khớp gối được xem là một trong những khớp quan trọng nhất của cơ thể. Vì vậy, khi khớp gối bị tổn thương, chất lượng cuộc sống có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, các phương pháp phẫu thuật tiên tiến ngày nay như thay khớp gối sẽ là giải pháp hiệu quả cho những bệnh nhân có khớp gối bị thương tổn nặng và cần có sự can thiệp của phẫu thuật.
Các trường hợp tổn thương nặng ở khớp gối do bệnh thoái hóa khớp, di chứng biến dạng vùng khớp gối sau chấn thương hoặc những nguyên nhân khác thường được bác sĩ khuyến nghị phẫu thuật thay khớp gối.
Phẫu thuật này nhằm cắt bỏ phần đầu xương hư hỏng và thay thế bằng vật liệu nhân tạo, giúp bảo vệ khớp gối và ngăn chặn việc tiếp xúc trực tiếp giữa các đầu xương khi di chuyển. Phương pháp này giúp giảm đau đớn cho bệnh nhân và cải thiện tính linh hoạt của khớp, đồng thời điều chỉnh các biến dạng và trục chi.
Cấu trúc của khớp gối khá phức tạp, bao gồm ba xương là đầu dưới của xương đùi, đầu trên của xương mâm chày và xương bánh chè. Các xương này cùng hoạt động một cách nhịp nhàng khi khớp gối chuyển động. Phẫu thuật thay khớp gối hoặc tạo hình lại khớp gối đều nhằm tái tạo bề mặt của khớp gối, bao gồm phần mặt khớp đầu dưới của xương đùi, phần mặt khớp đầu trên xương mâm chày và cuối cùng là mặt khớp xương bánh chè.
Một phẫu thuật thay khớp gối cần đảm bảo hai yếu tố chính:
Khi bệnh nhân đến thăm khám về tình trạng của khớp gối, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng và cơn đau để đánh giá tình trạng bệnh và xem liệu có cần phải thay khớp hay không. Các trường hợp thường được xem xét cho phẫu thuật thay khớp gối bao gồm:
Các tai biến trong phẫu thuật thường rất hiếm xảy ra như tổn thương động mạch ở chân, tổn thương thần kinh, gãy xương đùi hoặc xương chày, đứt gân cơ tứ đầu đùi, …
Nhiễm trùng: Đây là một rủi ro phổ biến trong phẫu thuật. Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như đau đớn, sốt, sưng to gối và dịch chảy từ vết mổ. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành cấy mẫu để xác định vi khuẩn gây nhiễm trùng và kê đơn kháng sinh phù hợp. Các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể sẽ phải phẫu thuật tái mổ để làm sạch lại khớp gối.
Tắc mạch: Đây là hiện tượng cục máu đông hình thành trong các tĩnh mạch, có thể dẫn đến tắc mạch phổi và thậm chí tử vong đột ngột. Bác sĩ có thể hạn chế rủi ro này bằng cách kê đơn thuốc chống đông dự phòng cho người bệnh.
Một số biến chứng sớm khác như tụ máu trong khớp gối, cứng gối...
Nhiễm khuẩn muộn: Khi phát hiện nhiễm khuẩn sau phẫu thuật thì thường cần phải thay thế lại khớp mới. Có nhiều loại khớp gối chuyên dụng được sản xuất cho mục đích này.
Cứng khớp và các biến chứng cơ học do khớp nhân tạo hay các trường hợp cần phải thay khớp mới như khớp gối nhân tạo không ổn định, bị mòn hoặc lỏng lẻo.
Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần là phương pháp điều trị hiệu quả nhất và cuối cùng cho những bệnh nhân đang ở giai đoạn III và IV của thoái hóa khớp gối, giúp điều chỉnh các biến dạng của khớp. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ giảm đáng kể triệu chứng đau và tránh được nguy cơ tàn tật vĩnh viễn.
Bước đầu tiên của quy trình phẫu thuật là rạch một đường mổ phía trước gối. Hai bề mặt sụn khớp trên lồi cầu đùi và mâm chày sẽ được bác sĩ tiến hành cắt bỏ để thay vào hai thành phần kim loại. Các sụn chêm và dây chằng chéo trước cũng thường được cắt bỏ, trong khi đó dây chằng chéo sau có thể được giữ lại tùy thuộc vào loại khớp được sử dụng. Các thành phần kim loại sau đó được cố định vào xương bằng một lớp xi măng y khoa mỏng. Một miếng polyethylene được chèn vào giữa hai thành phần của đùi và mâm chày, tạo điều kiện cho khớp gối di chuyển một cách nhẹ nhàng.
Phẫu thuật thay khớp gối bán phần là một lựa chọn phù hợp cho những trường hợp khi khớp gối không bị hỏng hoàn toàn. Khi chỉ một phần của khớp gối bị tổn thương, có thể là phần bên ngoài hoặc bên trong, phẫu thuật này cho phép giữ lại các phần còn lại của khớp gối mà không cần thay thế toàn bộ.
Ưu điểm của phẫu thuật thay khớp gối bán phần so với thay toàn phần là nó tạo ít tổn thương hơn cho cấu trúc xương và mô mềm, mất máu ít hơn, ít gặp biến chứng hơn và thời gian phục hồi vận động sau phẫu thuật cũng ngắn hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ phát sinh các biến chứng như lỏng khớp, nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh hoặc gãy xương cạnh khớp gối giữa hai phương pháp thay khớp gối này là tương đương nhau.
Quy trình phẫu thuật thay khớp gối bao gồm các bước sau:
Thay khớp gối là một phương pháp hiệu quả để điều trị và cải thiện các vấn đề của khớp gối. Với quy trình phẫu thuật tiên tiến và sự hỗ trợ của đội ngũ y tế chuyên nghiệp, bạn có thể hồi phục nhanh chóng và quay lại cuộc sống bình thường hằng ngày.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.