Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khớp gối là một bộ phận quan trọng, chính vì vậy mà sự tổn thương tại đây sẽ khá đáng kể, trong đó có chứng thoái hóa khớp gối. Để khắc phục tình trạng này, bệnh nhân có thể áp dụng các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối để tăng khả năng vận động cho khớp.
Khớp gối là một bộ phận quan trọng, giữ vai trò nâng đỡ khối lượng cơ thể cũng như phải thực hiện các cử động đi lại hằng ngày. Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối được thực hiện ra sao và cần có những lưu ý gì? Để được giải đáp vấn đề này, bạn hãy theo dõi nội dung dưới bài viết sau.
Thoái hóa khớp gối chính là tình trạng lớp sụn khớp dần bị hao mòn đi theo thời gian, mặt sụn khớp bị hư hỏng do cơ thể béo phì, thừa cân, chấn thương hoặc người bệnh chơi các bộ môn thể thao nặng như bóng chuyền, bóng đá, cử tạ, tennis… và khiến cho phần khớp gối phải chịu một lực quá tải ở trong thời gian dài. Bên cạnh đó, thoái hóa khớp gối cũng có thể là do yếu tố di truyền, chứng viêm khớp, rối loạn nội tiết và rối loạn chuyển hóa gây ra.
Chứng thoái hóa khớp gối thường gặp ở những người trên 40 tuổi trở lên, phổ biến hơn cả là ở nữ giới. Thoái hóa khớp gối thường làm ảnh hưởng đến chức năng sinh hoạt hằng ngày và gây tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, để ngăn ngừa bệnh trở nên nặng hơn, bệnh nhân cần phải phát hiện sớm cũng như có hướng điều trị phù hợp để hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Thông thường, các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối có mục đích như sau:
Hướng dẫn thực hiện vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối tại nhà:
Động tác 1:
Bệnh nhân nằm ngửa rồi gập cả hai bàn chân về phía đầu. Bạn cố gắng ấn cả hai nhượng chân xuống dưới nệm và giữ lại cho đến lúc nào cảm thấy mỏi thì đạp cả hai bàn chân xuống. Khi nào nhận thấy mỏi thì hãy lặp lại động tác giống như ban đầu, mỗi động tác thực hiện từ 15 đến 20 lần.
Động tác 2:
Bệnh nhân nằm ngửa, phần chân bên phải gập bàn chân về phía đầu, sau đó nâng cao chân lên và giữ cho đến khi nào cảm thấy mỏi thì đổi qua bên trái, lặp lại động tác ở mỗi bên từ 15 đến 20 lần.
Động tác 3:
Bệnh nhân nằm nghiêng ở bên phải, co chân bên phải lên, giữ chân trái thẳng và gập cổ chân trái hướng về phía đầu. Bạn nâng phần chân trái lên và giữ cho đến lúc nào cảm thấy mỏi thì dừng lại. Bạn nên duy trì thực hiện từ 15 đến 20 lần và có thể tập đề kháng bằng túi cát, tạ thẻ. Sau đó hãy nằm nghiêng sang bên trái rồi lặp lại động tác tương tự với chân bên phải.
Động tác 4:
Người bệnh tập với bục inox hoặc bục gỗ với chiều cao khoảng 20 cm. Bệnh nhân đứng thẳng, chân bên phải bước lên bục, chân trái thì đứng dưới sàn nhà. Sau đó, bạn hãy bước chân bên trái lên bục rồi bước xuống một cách chậm rãi. Bạn lặp lại cho đến khi mỏi thì đổi chân. Theo đó, mục đích của bài tập này đó là giúp làm tăng sức mạnh cơ cho cả hai chân.
Khi tập vật lý trị liệu, bệnh nhân nên lưu ý đến các vấn đề sau:
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối. Hy vọng bạn sẽ áp dụng những kiến thức này để vận dụng vào việc điều trị bệnh lý của mình nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.