Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau xương mu khớp háng là tình trạng khớp mu giao cảm bị viêm nhiễm. Nguyên nhân đau xương mu khớp háng là do đâu? Cách thức điều trị như thế nào?
Đau xương mu là căn bệnh thường gặp ở các vận động viên hoặc các mẹ bỉm mới sinh thường. Tình trạng này xảy ra khi xương mu và khớp của xương chậu bị viêm, gây đau nhức khớp háng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách thức điều trị đau xương mu khớp háng. Hãy cùng theo dõi nhé!
Có thể các bạn chưa biết, khớp mu là một khớp mỏng, thường có chuyển động rất nhỏ, nằm ở giữa hai bên xương chậu. Đau xương mu khớp háng là tình trạng xương mu hoặc các mô xung quanh bị viêm và gây ra những cơn đau khó chịu.
Đối tượng dễ mắc các bệnh về xương mu khớp háng là các vận động viên chơi những môn thể thao dùng nhiều đến cẳng chân, ví dụ như: Bóng đá, bơi lội, hoặc phụ nữ sau sinh tại vì trong quá trình mang thai, các bà mẹ thường gặp trường hợp rối loạn chức năng xương mu giao cảm.
Việc chẩn đoán sớm bệnh đau xương mu khớp háng là rất quan trọng cho quá trình điều trị. Thường để chẩn đoán căn bệnh này, các bác sĩ thường áp dụng 2 phương pháp:
Đau xương mu khớp háng xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên, các nguyên nhân phổ biến nhất phải kể đến:
Một số hoạt động thể thao làm ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến xương mu khớp háng là đá bóng, nhảy xà, bơi lội,... Nếu chơi các bộ môn thể thao này trong một thời gian dài, chơi không đúng cách và không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ rất dễ gây tổn thương vùng khớp mu.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến đau xương mu khớp háng là do mang thai, trong giai đoạn thai kỳ, cơ thể sản xuất ra một loại hormone làm cho khoảng cách giữa các xương chậu rộng. Đây là hiện tượng bình thường để chuẩn bị cho việc sinh nở nhưng đi kèm theo đó là sự xuất hiện của tình trạng tăng huyết áp, viêm nhiễm xương chậu nếu người mẹ không được chăm sóc kỹ lưỡng.
Ngoài ra, việc thay đổi trọng lượng cơ thể do người mẹ tăng cân nhanh hoặc thai nhi tăng cân nhanh, thiếu canxi, tử cung to cũng làm cho các dây chằng, mạch nối xung quanh xương khớp mu bị căng dãn, lâu dần sẽ gây ra viêm khớp.
Khi bạn phẫu thuật phụ khoa hoặc các vùng xung quanh thì sẽ làm xương mu khớp háng của bạn sẽ bị tác động. Trong quá trình hồi phục, nếu các bạn không bảo vệ và chăm sóc kỹ lưỡng vùng phẫu thuật thì sẽ rất dễ mắc phải tình trạng đau xương mu khớp háng.
Đau xương mu khớp háng còn có thể do các bạn gặp phải chấn thương trong quá trình lao động hoặc tai nạn giao thông, va đập mạnh vào khu vực xương mu, khớp háng. Nếu gặp chấn thương vùng xương mu khớp háng, hãy đi bệnh viện kiểm tra ngay lập tức để tránh các hậu quả không ngờ tới về sau.
Để điều trị hoàn toàn bệnh đau xương mu khớp háng, các bạn mất từ vài tuần đến vài tháng. Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế điều trị bằng cách tiêm Cortisone để giảm đau nhanh chóng, tuy nhiên nó có nhược điểm lớn là dễ tái phát lại. Vì vậy, để có hiệu quả lâu dài và được điều trị dứt điểm, hãy lựa chọn địa điểm khám, chữa bệnh uy tín.
Những cách để ngăn ngừa và điều trị hiệu quả khi bị đau xương mu khớp háng đó là xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh. Ngoài ra những cách điều trị thường được các bác sĩ đề xuất như:
Chườm: Các bạn có thể chườm đá hoặc chườm nóng để làm giảm bớt tình trạng viêm xương khớp. Phương pháp này vô cùng đơn giản, dễ làm và còn tiết kiệm chi phí. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, các bạn nên kiên trì chườm ddas hoặc chường nóng từ 2- 4 tiếng mỗi lần.
Sử dụng thuốc chống viêm: Khi xương của bạn đã có dấu hiệu viêm nhiễm nặng, bạn nên đến bác sĩ để được kê đơn thuốc chống viêm. Thường loại thuốc chống viêm được kê đơn nhiều nhất là các loại thuốc thuộc nhóm chống viêm không chứa Steroid. Ngoài ra, các bạn cũng co thể tự phòng ngừa tình trạng đau xương mu khớp háng bằng các thực phẩm chống viêm tự nhiên như quả mọng, rau cải xanh, trà xanh,...
Vật lý trị liệu: Các bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra cho các bạn một phác đồ phù hợp. Duy trì thực hiện phương pháp này sẽ giúp bạn lấy lại được sự linh hoạt của các khớp, giảm đau và hạn chế tình trạng viêm nhiễm xương mu khớp háng.
Khi đã có dấu hiệu của bệnh đau xương mu khớp háng, hãy lưu ý những điều sau đây:
Đau xương mu khớp háng không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến cuộc sống của các bạn gặp nhiều rắc rối. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nếu thấy bài viết hữu ích nhé! Xin cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn.
Lan Hương
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...