Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh lý cầu thận thường gặp nhất là hội chứng thận hư ở trẻ em. Mỗi năm trẻ em được chẩn đoán mắc hội chứng thận hư có khoảng 1/50.000 em. Các thay đổi do tình trạng thoát chất đạm quá nhiều qua nước tiểu chính là đặc tính của bệnh này, và dẫn đến những rối loạn như là suy thận, phù.
Ở tình trạng này thì trẻ em trong độ tuổi từ 2 - 5 tuổi thường được chẩn đoán đầu tiên. Khi trẻ em mắc bệnh, cha mẹ cần phát hiện kịp thời những dấu hiệu ban đầu và đưa con đến viện sớm để tránh biến chứng bởi hội chứng thận hư ở trẻ em khá là nguy hiểm.
Tình trạng một lượng lớn protein (hay cụ thể là albumin) bị mất qua nước tiểu chính là hội chứng thận hư. Để gây giảm protein máu thì lượng albumin bị mất hoàn toàn có thể thực hiện được điều đó.
Mặt khác, khi protein trong máu thấp đạt ngưỡng bởi protein có tác dụng giữ nước trong lòng mạch thì nước sẽ thoát từ lòng mạch ra mô kẽ và có thể gây phù. Ở các thời điểm khác nhau trong ngày thì phù có thể xảy ra trên cá vùng khác nhau của cơ thể. Mắt, 2 chi dưới, bụng và bìu chính là những vùng hay bị phù nhất.
Một số loại protein đặc biệt hay còn gọi là kháng thể cũng sẽ bị mất đi khi albumin bị mất qua nước tiểu. Kháng thể đó giúp cơ thể chống lại sự tấn công của những vi khuẩn gây bệnh vì thế mà nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy mà trẻ em có nguy cơ bị nhiễm trùng cao khi bị mất protein bởi mắc hội chứng thận hư.
Bên cạnh đó thì các yếu tố để chống đông máu cũng có thể sẽ bị mất đi qua nước tiểu. Tuy ở trẻ bị hội chứng thận hư, hiện tượng đông máu rất hiếm khi xảy ra nhưng nó rất có thể xảy ra trong những trường hợp đặc biệt là khi trẻ nôn mửa và tiêu chảy kèm theo tình trạng như là mất nước nặng.
Hội chứng thận hư ở trẻ em sẽ có một số triệu chứng như bị phù mi nhẹ vào mỗi buổi sáng. Nếu như bệnh lý đang ở giai đoạn đầu thì các triệu chứng này hoàn toàn có thể tự hết. Đa số các bệnh nhi đều được chữa trị sớm và kịp thời đúng phác đồ và đều là các tình trạng lành tính cùng tiên lượng tốt.
Trong trường hợp trẻ em bị phát hiện dấu hiệu muộn dẫn đến bệnh tình có diễn biến tiến nặng thì rất có thể sẽ dẫn đến một vài biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe như là: bị phù phổi cấp, suy thận và suy thận mạn hay bị nhiễm trùng huyết.
Hiện nay hội chứng thận hư chính là một trong những bệnh lý phổ biến nhất. Tuy nhiên nguyên nhân gây ra bệnh lý này vấn là một vấn đề chưa có câu trả lời chính xác, hoặc có thể là do hệ thống miễn dịch hoạt động một cách không bình thường. Hội chứng thận hư ở trẻ em chiếm 90% ở lứa tuổi 1 - 10 tuổi và hoàn toàn vô căn.
Đặc biệt hơn là hội chứng thận hư không thể truyền từ người này qua người khác. Trong một gia đình, ta rất hiếm khi thấy những đứa trẻ cùng huyết thống đều mắc hội chứng thận hư, và chỉ khi đột biến gen thì hội chứng thận hư mới xảy ra ở những trường hợp đó.
Prednisone và Prednisolone là những đơn thuốc steroid mà bác sĩ thường hay kê cho trẻ em nếu xác nhận trẻ đã bị mắc chứng thận hư. Và hầu hết các trẻ đã đáp ứng điều trị (80%) đều hết phù trong vòng 2 tuần đầu tiên và cũng hết hẳn tình trạng có protein trong nước tiểu.
Khi phát hiện bệnh và có dấu hiệu bị phù thì bác sĩ rất có thể sẽ kê thuốc để giảm phù và thường là thuốc lợi tiểu. Nếu như triệu chứng phù ở trẻ gia tăng thì rất có thể trẻ phải nằm viện và truyền albumin hoặc dùng lợi tiểu.
Rất ít tác dụng phụ có thể xuất hiện bởi Prednisone và Prednisolone thường được kê trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, ở trẻ em vẫn có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như sau: Thay đổi cảm xúc và hay cáu giận, làm tăng huyết áp và tăng đường máu, làm kích thích dạ dày khiến trẻ nhanh cảm thấy đói dẫn đến bị tăng cân mất kiểm soát.
Ngoài ra thuốc còn có thể gây tình trạng đục thủy tinh thể nhỏ, tuy nhiên không ảnh hưởng nhiều đến thị lực của trẻ. Khi thực hiện xét nghiệm đặc biệt, mặc dù xương của trẻ em có thể sẽ giảm nhẹ lượng chất khoáng khi thực hiện điều trị với Prednisone.
Tuy nhiên, trẻ em khi mắc chứng thận hư hầu như đáp ứng với Prednisone và hiếm khi xảy ra sự số gãy hoặc tổn thương xương. Bởi vậy cho nên đối với trẻ em bị thận hư thì cách điều trị các bệnh về xương khớp cũng không có sự khác biệt với những trẻ em khác.
Khi trẻ em bị mắc chứng thận hư cần nên tiêm tất cả những loại vacxin theo đúng như chương trình tiêm chủng và loại trừ các loại vacxin sống như là thủy đậu, leo, sởi,…. Đặc biệt không tiêm vacxin trong thời gian trẻ đang điều trị với Prednisone liều cao hay bất cứ một loại thuốc gây ức chế miễn dịch khác. Sau khi đã ngừng điều trị với Prednisone tầm 1 tháng hoặc giảm liều xuống thấp thì trẻ hoàn toàn có thể tiêm phòng vacxin. Tuy nhiên trước khi thực hiện tiêm phòng cho trẻ thì cha mẹ nên thảo luận kỹ với bác sĩ.
Cách sẽ giúp ích cho phụ huynh trong việc theo dõi bệnh lý của trẻ em tại nhà chính là dùng que thử nước tiểu để kiểm tra nước tiểu buổi sáng sớm của trẻ. Cha mẹ nên làm 1 - 2 ngày sau 7 ngày khi trẻ đã dùng Prednisone và không cần thiết phải thử nước tiểu mỗi buổi sáng. Sau khi thử nước tiểu 3 ngày liên tiếp và kết quả đều không có protein niệu hoặc chỉ còn vết thì chứng tỏ bệnh lý đã được thuyên giảm. Mức độ nặng của đợt tái phát bệnh có thể được giảm bằng việc phát hiện protein niệu bằng cách dùng que thử.
Trong trường hợp trẻ bị tái phát bệnh, nếu trẻ có một trong những triệu chứng như: Bị đau bụng nhiều, sốt, đau tay chân hoặc bị phù, bị nôn hoặc tiêu chảy thì cha mẹ nên nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Trẻ bị tái phát hội chứng thận hư nếu như trong 3 ngày liên tiếp kết quả protein niệu 3+ và trẻ cần phải khám bác sĩ và bắt đầu dùng lại thuốc Prednisone và Prednisolone cho đến khi trẻ có dấu hiệu thuyên giảm bệnh. Ngoài ra, vẫn cần kiểm tra nước tiểu trong những ngày liên tiếp, và theo chỉ định của bác sĩ mà giảm liều thuốc Prednisone cho đến khi trong 1 hoặc 2 ngày trẻ chỉ xuất hiện protein niệu thì hoàn toàn bình thường.
Một điều mà phụ huynh cần lưu ý đó chính là bệnh hội chứng thận hư ở trẻ em rất dễ để tái phát trở lại. Vì thế trong thời gian điều trị, các trẻ cũng có thể gặp phải một số các tác dụng phụ do đã dùng thuốc gây độc tính kéo dài cho nên trả cần theo dõi sát sao và chẩn đoán bệnh sớm cũng như được xử lý bởi 1 bác sĩ có kinh nghiệm chuyên khoa thận nhi.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Vinmec.com
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.