Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Kiểm tra chức năng thận: Mục đích, chỉ số quan trọng và cách kiểm tra thận tại nhà hiệu quả

Ngày 26/10/2024
Kích thước chữ

Thận là cơ quan quan trọng giúp duy trì cân bằng sức khỏe, điều hòa thể tích máu và loại bỏ các chất thải qua nước tiểu. Kiểm tra thận tại nhà từ sớm không chỉ giúp bạn phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường mà còn đảm bảo chức năng thận được duy trì tốt. Vậy các chỉ số cần lưu ý và cách kiểm tra thận tại nhà như thế nào để đạt được hiệu quả?

Chức năng thận suy giảm không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý khác. Kiểm tra thận tại nhà là một phương pháp tiện lợi giúp bạn theo dõi tình trạng sức khỏe thận và sớm phát hiện những vấn đề bất thường, từ đó có biện pháp điều chỉnh lối sống và điều trị phù hợp. Hãy cùng khám phá cách kiểm tra thận ngay tại nhà trong bài viết này cùng Nhà thuốc Long Châu nhé.

Kiểm tra chức năng thận để làm gì?

Thận đóng vai trò thiết yếu trong quá trình đào thải độc tố, chúng như những máy lọc máu thứ hai của cơ thể. Việc kiểm tra thận tại nhà giúp phát hiện sớm các vấn đề về chức năng thận, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Chức năng thận

Thận đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cho toàn bộ cơ thể. Chúng không chỉ lọc máu mà còn tham gia nhiều quá trình đào thải độc tố khác. Việc kiểm tra thận tại nhà có thể giúp phát hiện sớm các vấn đề về chức năng thận, hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng tiềm ẩn. Một vài chức năng quan trọng của thận được liệt kê như sau:

  • Lọc máu: Thận có chức năng chính là lọc các chất thải như urea, creatinine và nước dư thừa ra khỏi máu, sau đó đào thải chúng qua nước tiểu.
  • Cân bằng điện giải: Thận giúp điều chỉnh lượng natri, kali và phốt pho, đảm bảo cơ thể luôn duy trì các chất điện giải một lượng cân bằng.
  • Duy trì độ pH máu: Thận điều chỉnh lượng acid và bicarbonate để giữ độ pH của máu ở mức ổn định.
  • Sản xuất các hormone: Các hormone quan trọng như Renin và Erythropoietin giúp điều hòa huyết áp và kích thích sản xuất hồng cầu được tạo ra trong quá trình hoạt động của thận.
  • Điều hòa huyết áp: Thận kiểm soát lượng nước và muối hỗ trợ điều chỉnh huyết áp của cơ thể.
  • Bài tiết chất độc: Trong nhiều quá trình đào thải độc tố, thận loại bỏ các hợp chất độc hại hoặc lượng thuốc còn dư có trong máu qua nước tiểu.
Kiểm tra chức năng thận: Mục đích, chỉ số quan trọng và cách kiểm tra thận tại nhà hiệu quả 1
Thận đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cho toàn bộ cơ thể

Các chỉ số và loại xét nghiệm chuyên sâu cần quan tâm

Tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm chức năng thận chuyên khoa như tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm về hàm lượng ure, điện giải hay xét nghiệm máu để chẩn đoán. Khi kiểm tra chức năng thận, có một vài chỉ số quan trọng giúp đánh giá tình trạng thận cần được theo dõi kỹ lưỡng như sau:

  • Mức lọc cầu thận (GFR): Đây là chỉ số đánh giá hiệu quả lọc máu của thận. Chỉ số GFR thấp cho thấy chức năng thận suy giảm.
  • Mức độ thanh thải creatinin trong máu: Đây là chỉ số chính cho thấy khả năng lọc của thận. Nồng độ creatinine càng cao càng nguy hiểm.
  • Hàm lượng nitơ urê máu (Blood Urea Nitrogen - BUN): Chỉ số BUN phản ánh mức độ hàm lượng urê có trong máu. Khi thận yếu, hàm lượng BUN sẽ tăng cao.
  • Tỷ lệ Albumin/Creatinine (ACR) - Albumin niệu: Tỷ lệ ACR giúp các bác sĩ phát hiện protein có trong nước tiểu, đặc biệt là albumin. Tỷ lệ ACR này dưới 30 là bình thường, từ 30 - 300 thì bệnh nhân có nồng độ Albumin niệu tăng vừa phải. Nếu ACR trên 300 là dấu hiệu cho thấy tăng Albumin niệu nghiêm trọng.
Kiểm tra chức năng thận: Mục đích, chỉ số quan trọng và cách kiểm tra thận tại nhà hiệu quả 2
Xét nghiệm chức năng thận và mức độ thanh thải creatinin trong máu

Hướng dẫn cách tự kiểm tra thận tại nhà hiệu quả

Kiểm tra thận tại nhà là một phương pháp tiện lợi giúp bạn theo dõi sức khỏe của mình mà không cần đến bệnh viện. Một trong những cách đơn giản nhất để kiểm tra thận là quan sát nước tiểu hàng ngày. Nước tiểu bình thường sẽ sạch và trong suốt, không có mùi khó chịu. Nếu bạn nhận thấy nước tiểu có những dấu hiệu bất thường sau đây thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời vì đây có thể là sự cảnh báo của cơ thể về các bệnh như viêm cầu thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu:

  • Thay đổi màu nước tiểu: Nếu nước tiểu của bạn trở nên đục hoặc vàng đậm, có thể là do sự hiện diện của bilirubin là dấu hiệu của bệnh gan hoặc mất nước. Ngược lại, nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ có thể là do có máu trong nước tiểu, điều này cảnh báo các biến chứng do nhiễm trùng đường tiểu hoặc sỏi thận.
  • Nước tiểu có bọt: Sự xuất hiện của bọt trong nước tiểu có thể do hàm lượng protein vẫn còn dù đã được thận lọc qua. Đây là một dấu hiệu rõ rệt của suy thận.
  • Nước tiểu có váng mỡ hoặc mùi lạ: Nếu nước tiểu có váng mỡ và mùi ngọt, kèm theo cảm giác nóng rát khi đi tiểu, đây có thể là triệu chứng của các bệnh lý như bệnh cầu thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
Kiểm tra chức năng thận: Mục đích, chỉ số quan trọng và cách kiểm tra thận tại nhà hiệu quả 3
Kiểm tra thận tại nhà thấy nước tiểu bị thay đổi màu là dấu hiệu của nhiều biến chứng nghiêm trọng

Ngoài ra, Hiệp hội y tế trên thế giới WHO cũng đưa ra lời khuyên là bạn cũng có thể tự kiểm tra thận tại nhà thông qua việc theo dõi huyết áp. Huyết áp cao kéo dài là một trong những dấu hiệu sớm cũng như là nguyên nhân chính gây nên bệnh thận. Đo huyết áp thường xuyên có thể giúp phát hiện và xử lý các vấn đề liên quan đến thận sớm, từ đó ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm kịp thời.

Lưu ý khi điều trị suy thận tại nhà

Ngoài tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của bác sĩ thì người bệnh có thể kết hợp điều trị suy thận tại nhà. Tuy nhiên quá trình này đòi hỏi sự kiên trì trong chế độ ăn uống, sinh hoạt và theo dõi sức khỏe như sau:

  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm giàu kali (chuối, bưởi), phốt pho (bánh ngọt, sữa), natri (đồ đóng hộp) và canxi (tôm, cua).
  • Tránh đồ ăn mặn, nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, nước ngọt và các chất kích thích.
  • Ưu tiên bổ sung protein, vitamin và chất xơ từ thịt gà, trứng, các loại nước ép trái cây.
  • Cân bằng chế độ sinh hoạt, không làm việc quá sức và uống đủ nước.
  • Tăng cường tập thể dục.
  • Thường xuyên theo dõi tình trạng cân nặng, đường huyết và huyết áp mỗi ngày.

Qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu hy vọng các bạn đều biết được tầm quan trọng của thận cũng như việc theo dõi tình trạng của chức năng thận. Đặc biệt các cách kiểm tra thận tại nhà để có thể kịp thời phát hiện và điều trị nếu có những dấu hiệu bất thường. Hãy đến ngay các cơ cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin