Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nếu gặp phải tình trạng khó thở khi ngủ có thể là bạn đang mắc một số bệnh liên quan đến hô hấp, tim mạch hoặc căng thẳng thần kinh,... Vậy nguyên nhân và cách trị khó thở khi ngủ như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Khó thở khi ngủ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức vào ngày hôm sau. Đặc biệt, nếu đây là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm mà bạn chủ quan, không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.
Rối loạn tâm thần là một bệnh lý với đặc điểm đặc trưng là lo lắng, các cơn hoảng sợ có thể chỉ kéo dài vài phút hoặc cũng có thể kéo dài đến vài giờ. Trong cơn hoảng loạn, bệnh nhân sẽ có triệu chứng khó thở, nhịp tim nhanh, tức ngực, chóng mặt,...
Ngưng thở khi ngủ là trường hợp ngừng thở khi ngủ và thở nông. Khi một người bị ngưng thở khi ngủ, một phần não có thể thức dậy để yêu cầu cơ thể thở. Chính vì vậy mà giấc ngủ bị gián đoạn, ngủ không ngon giấc gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Ngưng thở khi ngủ có thể liên quan đến béo phì, xoang, phì đại VA, amidan hoặc xoang.
Các bệnh lý liên quan đến viêm đường thở thường gây sưng, hẹp đường thở dẫn đến khó thở. Trong giai đoạn cấp tính, lượng đờm tiết ra nhiều làm tắc nghẽn đường thở, đặc biệt khi ngủ lượng đờm liên tục chảy vào phế quản mà không được tống ra ngoài gây khó thở.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là tình trạng phổi bị hạn chế thông khí không hồi phục được dẫn đến cản trở luồng khí lưu thông, lượng khí tồn đọng trong phổi tăng lên khiến người bệnh khó thở. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào kể cả khi đang ngủ. Bên cạnh khó thở bạn sẽ có các triệu chứng khác như ho ra đờm, thở khò khè. Bệnh nhân cần được chuẩn bị sẵn sàng thuốc dự phòng để giảm khó thở trước chuyển biến nghiêm trọng hơn.
Không phải tất cả các trường hợp khó thở khi ngủ đều nguy hiểm, nhưng có những nguyên nhân bệnh lý gây ra thì bạn nên lưu ý. Vì vậy, đừng chủ quan khi dấu hiệu này xảy ra. Tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ nếu hiện tượng này kéo dài mà không thuyên giảm mặc dù đã chăm sóc bằng các biện pháp tại nhà.
Khó thở do tâm lý: Điều chỉnh lại lối sống, nghỉ ngơi, ăn uống lành mạnh kết hợp tập thể dục không quá gắng sức.
Các vấn đề về phổi: Có nhiều cách điều trị khó thở tùy theo tình trạng bệnh, chẳng hạn như: Giảm viêm và khai thông đường thở bằng thuốc giãn phế quản. Theo dõi chế độ ăn uống và tập luyện để giúp phục hồi chức năng phổi hoặc liệu pháp oxy.
Rối loạn hô hấp: Dùng thuốc kháng sinh để hết nhiễm trùng. Dùng nước muối sinh lý thông thường để làm thông mũi và đường thở kết hợp với thuốc kháng viêm.
Suy tim hoặc ung thư phổi: Dùng thuốc và các biện pháp hỗ trợ vận chuyển máu và oxy ở tim dễ dàng hơn. Loại bỏ khối u bằng biện pháp phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị.
Bên cạnh tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần thực hiện các biện pháp dưới đây để hỗ trợ điều trị hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Chế độ ăn uống: Khó thở, nhất là khi đang ngủ, thường khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể,... Vì vậy, áp dụng chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng là rất quan trọng. Muốn vậy, cần chú ý bổ sung vitamin và khoáng chất, chất béo thực vật để cung cấp năng lượng cho cơ thể và hạn chế tăng CO2 trong máu, giảm hình thành các gốc tự do.
Tập thể dục: Tập thể dục đều đặn hằng ngày với những bài tập vừa sức giúp cải thiện các vấn đề về hô hấp, đặc biệt là tình trạng khó thở và giúp bạn ngủ ngon hơn. Khi đi bộ nhớ hít thở sâu và đều.
Tránh căng thẳng: Căng thẳng là nguyên nhân gây ra khó thở và mệt mỏi. Do đó, hãy cố gắng để tinh thần thoải mái, thư thái để có thể dễ ngủ và sâu giấc hơn.
Tư thế thoải mái: Khó thở khi ngủ sẽ khiến người bệnh phải thức giấc nhiều lần, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, việc tìm một tư thế thoải mái khi ngủ để cải thiện nhịp thở là rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn bạn làm việc quá sức, stress. Những tư thế được coi là có hiệu quả trong việc giảm áp lực lên đường thở như sau: Ngồi hướng người tới phía trước. Trong khi đứng, chống tay lên bàn để giảm áp lực lên chân. Dựa lưng vào tường. Nằm nghiêng, kê một chiếc gối giữa hai chân, giữ lưng thẳng, kê cao gối.
Khó thở khi ngủ có mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân khác nhau tùy vào mỗi bệnh nhân. Trên đây là những cách trị khó thở khi ngủ mà nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn đọc. Nếu bạn đã thay đổi lối sống, chế độ ăn uống nhưng tình trạng khó thở vẫn tái phát và có mức độ nặng hơn thì không nên tự mua thuốc uống mà hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để đánh giá và xác định nguyên nhân cụ thể của tình trạng này.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.