Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vảy trắng trên da đầu có thể là gàu - một hiện tượng phổ biến xuất hiện ở mọi đối tượng, lứa tuổi. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp chúng không đơn giản là gàu mà còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý da liễu cần quan tâm. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết và có cách điều trị hiệu quả tình trạng da đầu bị tróc vảy trắng. Cùng tìm hiểu nhé!
Giống như phần còn lại trên cơ thể, da đầu cũng bong ra các tế bào chết. Vảy trắng trên da đầu xuất hiện khi quá trình này tăng tốc gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh lo ngại và tự ti trong giao tiếp thường ngày.
Để điều trị dứt điểm tình trạng da đầu bị tróc vảy trắng, việc phân biệt chính xác các bệnh lý có thể gây ra hiện tượng này là điều cần thiết. Các bệnh lý phổ biến gồm:
Vảy nến là bệnh thường gặp khiến da đầu bị tróc vảy trắng. Lúc này da đầu thường xuất hiện nhiều mảng vảy màu trắng hay màu bạc che phủ trên da đỏ. Những mảng da lan rộng dần xuống trán, gáy, sau tai và dưới cơ thể. Với các trường hợp nặng, các mảng vảy trắng càng ngày càng nhiều lớp chồng lên nhau thành các mảng vừa dày vừa lớn.
Khi da đầu xuất hiện các vảy trắng nhưng không gây ngứa thì có thể bạn đã mắc bệnh á sừng. Các lớp vảy trắng kết lại thành từng mảng, đùn lên và xếp chồng thành lớp lên nhau như vảy nến do lớp sừng chuyển hóa nhưng không hết. Bệnh á sừng gây viêm da khiến da đầu bị tróc vảy sẽ lan xuống vùng trán, cổ, chân tay… gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sinh hoạt người bệnh.
Nấm da đầu là bệnh viêm nhiễm ở chân tóc, tạo thành các mảng tròn lở loét rộng, đóng vảy trắng trên da đầu. Da đầu bị nấm có thể lan nhanh, gây tổn thương diện rộng và tạo thành hiện tượng bong tróc vảy vụn kèm theo ngứa liên tục. Tình trạng nấm sẽ nặng hơn, nếu người bệnh thường xuyên gãi gây xước da đầu.
Rối loạn nội tiết tố nhất là ở tuổi dậy thì cũng là nguyên nhân phổ biến gây tróc vảy trắng da đầu. Lúc này, bã nhờn trên da tiết nhiều cùng tế bào chết đóng vảy, bong tróc thành từng mảng và gây rụng tóc. Các dấu hiệu trên sẽ hết nếu bạn bước qua khỏi giai đoạn dậy thì này.
Da đầu bị tróc vảy trắng xuất hiện do một số nguyên nhân sau:
Dưới đây là một số phương pháp điều trị da đầu bị tróc vảy trắng theo từng nguyên nhân bạn có thể tham khảo:
Tình trạng tróc vảy da đầu do vảy nến khó điều trị, bác sĩ có thể chỉ định 1 số loại thuốc như:
Da dầu ướt, nhờn có mảng nhỏ màu trắng hoặc vàng, ngứa do viêm da tiết bã được chỉ định sử dụng các loại dầu gội và kem bôi như:
Da đầu nhiễm khuẩn sẽ bị tróc những vảy trắng, nổi từng mảng đỏ, mụn nước hoặc nổi mẩn. vùng da tổn thương lan rộng và rụng nhiều tóc. Cách điều trị như sau:
Nếu tình hình vảy trắng da đầu không có chuyển biến, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc chống viêm nhằm khắc phục tình trạng viêm nhiễm da đầu.
Bạn có thể áp dụng một số mẹo sau đây để giảm nhẹ tình trạng da đầu bị tróc vảy trắng:
Từ lâu, bồ kết đã là nguyên liệu giúp làm sạch tóc quen thuộc giúp bạn có mái tóc suôn, đen bóng mượt. Trong bồ kết có chứa 10% saponin có khả năng tạo bọt cũng công dụng kháng viêm và tẩy sạch. Do đó, sử dụng bồ kết để chữa bệnh da đầu bị tróc vảy trắng rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
Sử dụng cây hương nhu nấu nước gội đầu giúp điều trị vảy trắng trên da đầu rất hiệu quả. Thành phần dược thảo này có chứa nhiều loại tinh dầu kháng viêm, giúp da đầu được thông thoáng, thoát mồ hôi, cải thiện tình trạng nấm da đầu và các chứng rụng tóc.
Cách thực hiện rất đơn giản bạn chỉ cần dùng hương nhu nấu nước gội đầu mỗi ngày như bồ kết. Tình trạng da đầu tróc vảy không những sớm được đẩy lùi mà tóc bạn còn trở nên suôn mượt hơn.
Trong giấm táo có acid acetic và các chất chống oxy hóa với khả năng kháng khuẩn mạnh, tiêu diệt, loại bỏ vi khuẩn và nấm gây bệnh cũng như các mảng da bong tróc. Đồng thời, ngăn chặn mụn và nhiễm trùng trên da.
Cách thực hiện:
Trên đây là một số nguyên nhân cũng như cách xử lý khi da đầu bị tróc vảy trắng. Để có thể chấm dứt tình trạng này, bạn cần đi khám, liên hệ với bác sĩ để có tư vấn phù hợp nhất, xác định rõ nguyên nhân và xử lý tận gốc bệnh.
Minh QA
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...