Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Triệu chứng của bệnh vảy nến

Ngày 28/03/2023
Kích thước chữ

Bệnh vảy nến là một bệnh ngoài da tự miễn rất phổ biến. Bất kỳ lứa tuổi nào cũng có khả năng mắc bệnh. Vậy liệu rằng bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Triệu chứng của bệnh vảy nến như thế nào?

Bệnh vảy nến gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và để lại một số di chứng. Vậy bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Triệu chứng của bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da nên người bệnh có thể phát hiện ra một cách dễ dàng. Trên da sẽ xuất hiện những mảng da dày, đỏ và được bao phủ một lớp vảy trắng bạc. Tùy theo vị trí xuất hiện và đặc điểm của chúng mà người bệnh có những triệu chứng khác nhau.

Một số triệu chứng điển hình của từng loại vảy nến như sau:

  • Vảy nến thể mảng: Các mảng đỏ sẽ xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, vùng lưng dưới.
  • Vảy nến ở dạng mụn mủ: Vùng da tay và chân xuất hiện các mụn mủ.
  • Vảy nến thể giọt: Các nốt có dạng giọt nước sẽ xuất hiện rải rác khắp cơ thể. Trẻ em sau khi nhiễm streptococci sẽ dễ bị mắc vảy nến thể giọt.
  • Viêm khớp vảy nến: Các khớp ngón tay, ngón chân, đầu gối hoặc xương sống của người bệnh bị sưng lên.
  • Vảy nến da đầu: Trên da đầu sẽ xuất hiện các mảng màu trắng đục.
  • Vảy nến móng tay, móng chân: Có các lỗ trên trên móng tay, móng chân.
  • Vảy nến nếp gấp: Vảy nến xuất hiện ở các vùng nếp gấp của da như háng, mông, nách. Trường hợp này đa số sẽ xuất hiện ở những người bị béo phì.

benh-vay-nen-co-nguy-hiem-khong-trieu-chung-cua-benh-vay-nen 1

Tùy theo vị trí xuất hiện và đặc điểm của chúng có những triệu chứng khác nhau

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của bệnh vảy nến phụ thuộc vào phương pháp điều trị và chế độ chăm sóc đúng cách. Những bệnh nhân bị nhiễm virus thể nặng, tổn thương toàn thân, vảy nến ở thể mủ hoặc bị nhiễm trùng sẽ có nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, bệnh vảy nến có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Đối với xương khớp: Vảy nến gây ra tình trạng sưng, đỏ khớp ngón tay, ngón chân, khuỷu tay hoặc cột sống. Vào buổi sáng thức dậy, người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau ở gót, dây chằng bám xương và mặt trong bàn chân. Từ đó dẫn tới sự mệt mỏi và khả năng vận động bị giảm. Khi bệnh vảy nến phát triển mạnh có thể dẫn đến đau vùng cột sống, viêm cột sống dính khớp,… 
  • Hệ tim mạch: Người bị bệnh vảy nến có nguy cơ bị cao huyết áp và ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Số lần lên cơn đau tim của người bị bệnh cao gấp 3 lần so với người bình thường. Ngoài ra, một vài loại thuốc chữa bệnh vảy nến có nguy cơ làm tăng mỡ máu, tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim,..
  • Nội tiết: Nội tiết của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng, tăng nguy cơ mắc tiểu đường, bệnh béo phì, gan nhiễm mỡ,…
  • Ảnh hưởng đến thận: Có một số người bệnh tự ý sử dụng thuốc, không tuân theo quá trình điều trị của khác sĩ có thể dẫn đến suy thận, làm tổn thương đến thận.
  • Ảnh hưởng tới thị lực: Nếu vảy nến xuất hiện ở mí mắt có thể làm người bệnh cảm thấy ngứa, khô mắt, nóng rát, rối loạn chuyển động đồng tử,… Ngoài ra người bệnh có nguy cơ bị viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm màng bồ đào,...

benh-vay-nen-co-nguy-hiem-khong-trieu-chung-cua-benh-vay-nen 2Bệnh vảy nến có nguy hiểm không phụ thuộc vào phương pháp điều trị và chế độ chăm sóc

Một số cách điều trị bệnh vảy nến:

Hiện nay, chưa có cách điều trị khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến. Người bệnh chỉ có thể kiểm soát và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Khi lựa chọn phương pháp điều trị, cần làm các xét nghiệm và căn cứ vào tình hình của cơ thể để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất.

Với các trường hợp bị vảy nến nhẹ, trung bình, người bệnh có thể dùng thuốc bôi có chứa corticoid, retinoic, acid salicylic,…

Với các trường hợp bị nặng hơn, người bệnh phải xem xét đến việc dùng thuốc điều trị toàn thân như methotrexate, cyclosporine hay các thuốc sinh học.

Đặc biệt, trước khi sử dụng các loại thuốc, người bệnh cần tuân theo đơn thuốc mà bác sĩ kê, không được tự ý mua thuốc.

benh-vay-nen-co-nguy-hiem-khong-trieu-chung-cua-benh-vay-nen 3Làm các xét nghiệm và căn cứ vào tình hình cơ thể để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất

Một số cách giảm nguy cơ bị bệnh vảy nến

Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để giảm nguy cơ bị bệnh vảy nến:

  • Không để da bị trầy xước.
  • Chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh: Không sử dụng chất kích thích, không ăn thức ăn cay, nóng,…
  • Vệ sinh da và tránh tiếp xúc với yếu tố gây bệnh.
  • Luôn duy trì độ ẩm cho làn da.

Qua bài viết trên, nhà thuốc Long Châu đã đưa ra một số thông tin về bệnh vảy nến và giúp người đọc biết được bệnh vảy nến có nguy hiểm không. Hy vọng với thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh vảy nến và có phương pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm: Dầu dừa có trị được bệnh vảy nến không?

Giang Trà

Nguồn tham khảo: vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.