Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dị ứng thuốc tây là sự phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch khi nó cố chống lại các thành phần của thuốc vào trong cơ thể. Không giống như tác dụng phụ của thuốc, dị ứng thuốc tây là một phản ứng có hại cần thận trọng trước khi sử dụng thuốc để tránh được những rủi ro nguy hiểm cho người bệnh.
Trong quá trình điều trị bệnh bất kì một loại thuốc nào khi đưa vào cơ thể cũng đều có khả năng gây ra những phản ứng kích ứng, mẫn cảm còn gọi là dị ứng thuốc tây. Để hiểu rõ hơn về những dấu hiệu và cách xử trí, phòng ngừa khi bị dị ứng thuốc tây, chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết bên dưới.
Tất cả các loại thuốc tây đều tiềm ẩn những yếu tố gây dị ứng. Trong thực tế, khi lần đầu sử dụng thuốc hệ miễn dịch của cơ thể chưa đủ mạnh để nhận diện được thành phần của thuốc nên các triệu chứng dị ứng thuốc tây chưa đủ để biểu hiện ra ngoài. Ở những lần dùng thuốc tiếp theo hệ miễn dịch đã đủ mạnh để chống lại thành phần của thuốc, gây ra những triệu chứng dị ứng thuốc tây rõ rệt.
Các đối tượng có cơ địa mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc đều có nguy cơ cao bị dị ứng thuốc tây. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc bị dị ứng thuốc tây.
Ngoài ra, một số bệnh nhân dùng thuốc không đúng cách như thuốc quá hạn, tự mua thuốc điều trị mà không tham vấn ý kiến chuyên môn, lạm dụng thuốc… làm tăng nguy cơ dị ứng thuốc tây rất nhiều.
Tỷ lệ nữ giới bị dị ứng thuốc tây thường cao hơn nam giới.
Người bị suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV, virus Epstein Barr có nguy cơ bị dị ứng thuốc tây.
Nổi mề đay là triệu chứng thường gặp ban đầu ở các trường hợp bị dị ứng thuốc tây. Ngoài ra còn các dấu hiệu thường gặp khác như:
Sốc phản vệ là biểu hiện nguy hiểm nhất khi bị dị ứng thuốc tây. Các dấu hiệu cần nhận diện khi bị sốc phản vệ là co thắt đường ống dẫn khí làm khó thở, đau quặn bụng từng cơn, nôn, bồn chồn, tiêu chảy, mạch nhanh, tụt huyết áp, mất nhận thức.
Cần lưu ý một số thuốc dễ gây dị ứng thuốc tây như:
Những biểu hiện bệnh lý thường gặp khi bị dị ứng thuốc tây:
Nốt ban đỏ: Là những mẩn đỏ nhỏ, có thể thành từng mảng, thường ngứa ngáy, xuất hiện vài ngày sau khi dùng thuốc.
Viêm da: Da ửng đỏ, bong tróc thành vảy, ngứa. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ tiến triển nặng gây nguy hiểm cho người bệnh.
Mề đay: Triệu chứng dị ứng thuốc tây thường gặp, mức độ nhẹ. Khi mề đay nổi quá nhiều có thể gây nóng bừng, ngứa, khó thở, chóng mặt, nôn…
Phù: Dấu hiệu dị ứng thuốc tây thường gặp ở vùng da mỏng, gây khó thở, đau vùng phù, đau đầu…
Hồng ban đa dạng: Thường sốt nhẹ, sưng hạch, nóng rát toàn thân. Là những vòng hồng ban hình bia có vòng tròn đồng tâm, ửng đỏ và phù. Gây tổn thương niêm mạc, nội tạng, tái phát nhiều không chữa có thể dẫn đến tử vong.
Sốc phản vệ: Cực kì nguy hiểm khi bị dị ứng thuốc tây.
Dấu hiệu sốc phản vệ cực kì nguy hiểm khi bị dị ứng thuốc tây
Sau khi dùng thuốc nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bị dị ứng thuốc tây cần lập tức gọi ngay người thân hoặc liên hệ 115 để được hướng dẫn xử trí kịp thời.
Ngưng ngay thuốc gây dị ứng hoặc yếu tố nghi ngờ dị ứng.
Nếu các dấu hiệu dị ứng thuốc tây là nhẹ, người bệnh có thể dùng một số thuốc bôi, thuốc uống chống dị ứng.
Trường hợp dị ứng thuốc tây nặng cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chữa trị kịp thời.
Trong quá trình vận chuyển đặt người bệnh nằm nghiêng, không nên đứng hoặc ngồi dậy.
Dị ứng thuốc tây rất nguy hiểm do đó cần tuân thủ việc sử dụng thuốc. Chỉ dùng thuốc theo đúng toa, sau khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi có bất kì triệu chứng dị ứng thuốc tây dù là nhẹ thì cũng nên ngưng sử dụng thuốc ngay, liên hệ bác sĩ để được theo dõi và điều trị triệu chứng.
Không tiếp tục sử dụng loại thuốc đã gây dị ứng. Dùng thuốc đúng hạn, đúng cách, luôn đọc kĩ hướng dẫn dùng thuốc.
Cần ghi nhớ bản thân bị dị ứng với những thành phần, yếu tố nào và thông báo trước cho bác sĩ điều trị để hạn chế những rủi ro bị dị ứng thuốc tây.
Không tự ý sử dụng thuốc hoặc thay thế thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Tham khảo ý kiến bác sĩ để luôn mang theo bút tiêm epinerphrine dùng trong trường hợp khẩn cấp.
Đối với trẻ nhỏ khi nghi ngờ các dấu hiệu bị dị ứng thuốc tây, cần tìm ra yếu tố dị ứng để có biện pháp phòng tránh ở những lần sau. Sau sinh nên cho trẻ bú sữa mẹ để tăng miễn dịch, hạn chế dị ứng thuốc tây.
Làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện và phòng ngừa dị ứng thuốc tây.
Test lẩy da là một xét nghiệm giúp phát hiện dị ứng thuốc tây
Một số phương pháp thay thế điều trị giảm dị ứng thuốc tây như ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều trái cây, rau quả chứa các loại vitamin, uống nhiều nước nhằm thanh lọc nhanh yếu tố gây kích ứng. Bên cạnh đó cần lưu ý một số trường hợp bị dị ứng thực phẩm.
Rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý để đường thở thông thoáng hơn, giảm kích ứng.
Bất kì một loạt thuốc nào cũng tiềm ẩn yếu tố gây dị ứng thuốc tây, khi sử dụng cần xem kỹ thành phần, báo cho bác sĩ điều trị yếu tố gây dị ứng của bản thân để hạn chế những phản ứng có hại của thuốc gây ra. Dị ứng thuốc tây có thể dẫn đến những nguy hiểm tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời. Do đó, không được tự ý dùng thuốc điều trị triệu chứng mà phải đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và chữa trị đúng cách.
Ds Nhất Phương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.