Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiễm trùng tai thường xảy ra ở trẻ em. Nếu không được điều trị kịp thời hay bị tái phát nhiều lần có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng đến thính giác và sức khỏe của người bệnh.
Vì sao lại xảy ra tình trạng nhiễm trùng tai? Bệnh có nguy hiểm không và cách chữa trị cũng như phòng ngừa bệnh tái phát như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu nhé.
Nhiễm trùng tai là tình trạng thường xảy ra khi có dịch ứ đọng trong tai giữa. Đặc biệt, bệnh nhân đang bị các chứng viêm họng, dị ứng hoặc cảm lạnh rất dễ gặp hiện tượng kể trên.
Khi chất dịch vẫn ứ đọng ở bên trong tai sẽ gây cảm giác cực kỳ khó chịu, thường xuyên bị đau tai.
Có nhiều loại nhiễm trùng tai khác nhau và trong đó nhiễm trùng tai giữa (viêm tai giữa cấp tính) là phổ biến. Mặc dù tình trạng viêm tai giữa thường liên quan đến trẻ em và là một nguyên nhân gây ra đau đớn cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh nhưng bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến cả người lớn.
Nhiễm trùng tai giữa (vùng phía sau màng nhĩ nơi xương nhỏ rung và truyền âm thanh vào tai) có liên quan đến bệnh cảm, sổ mũi, viêm họng... do tai giữa được kết nối với đường hô hấp trên bằng một kênh nhỏ được gọi là ống Eustachian. Vi trùng đang phát triển trong các hốc mũi hoặc xoang có thể đi lên ống Eustachian và đi vào tai giữa để bắt đầu phát triển.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhiễm trùng tai giữa có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng bao gồm viêm xương chũm, thủng màng nhĩ, mất thính giác, viêm màng não, liệt dây thần kinh mặt và có thể ở người lớn sẽ mắc bệnh Meniere.
Ngoài viêm tai giữa còn có viêm ống tai ngoài là một nhiễm trùng cấp tính của da ở tai thường do vi khuẩn (Pseudomonas là phổ biến nhất). Các triệu chứng của viêm tai ngoài bao gồm đau, chảy mủ tai, nếu ống tai bị sưng lên sẽ ảnh hưởng thính giác, ấn hoặc kéo tai gây ra đau.
Ở người lớn, các triệu chứng của nhiễm trùng tai thông thường bao gồm: Đau tai (đau đột ngột một bên hoặc đau liên tục), đau mạnh và đột ngột từ phần ống tai, thấy ù tai, buồn nôn, giảm khả năng nghe, có nước (mủ) chảy ra từ tai.
Ở trẻ em, nhiễm trùng tai gồm các triệu chứng bệnh: Trẻ hay kéo, giật mạnh tai, ngủ ít, khó chịu, bồn chồn, sốt, có nước (mủ) chảy ra từ tai, khóc về đêm, chán ăn.
Phần lớn các bệnh nhiễm trùng tai thường không gây ra các biến chứng lâu dài. Tuy nhiên, khi tai bị nhiễm trùng thường xuyên và tích tụ mủ bên trong có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng bao gồm khiếm thính, lây lan nhiễm trùng, rách màng nhĩ.
Khi một trong những ống Eustachina trong tai trở nên sưng tấy hoặc tắc nghẽn và chất lỏng tích tụ ở tai giữa sẽ dẫn đến nhiễm trùng tai. Ống Eustachina được nhận diện là những ống hẹp chạy từ tai giữa đến mặt sau cổ họng. Tắc nghẽn ống Eustachina bao gồm những nguyên nhân sau: Dị ứng, cảm lạnh, viêm xoang, hút thuốc, vòm họng bị sưng hoặc nhiễm trùng, dư thừa chất nhầy.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng tai bao gồm: Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, trẻ bú bình, trẻ được chăm sóc theo nhóm, các yếu tố theo mùa, nhất là trong mùa thu và mùa đông, chất lượng không khí kém.
Phần lớn trường hợp bệnh nhiễm trùng tai không gây ra các biến chứng lâu dài. Song nếu không chữa dứt điểm bệnh nhiễm trùng tai hay để bệnh tái phát nhiều lần có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thính giác và sức khỏe lâu dài của người bệnh. Người bệnh sẽ gặp một trong số các biến chứng thường gặp nhất bao gồm:
Làm giảm thính giác
Thông thường người bệnh nhiễm trùng tai sẽ gặp tình trạng mất thính lực nhẹ và tình trạng này tự biến mất khi khỏi bệnh. Nếu nhiễm trùng tai bị tái phát nhiều lần hoặc nhiễm trùng nặng phát mủ trong tai giữa, có thể làm mất thính lực nghiêm trọng, gây tổn thương màng nhĩ dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn.
Chậm nói hoặc chậm phát triển
Nếu trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi bị suy giảm thính giác tạm thời hoặc vĩnh viễn, có thể gặp tình trạng nói chậm, giao tiếp xã hội khó.
Thủng màng nhĩ
Hầu hết tình trạng thủng màng nhĩ sẽ lành trong vòng 72 giờ. Nhưng có nhiều trường hợp cần phải can thiệp phẫu thuật.
Viêm não hoặc màng não
Nếu tình trạng nhiễm trùng không được điều trị kịp thời hoặc không đáp ứng tốt với điều trị có thể lây lan sang các mô xung quanh, gây nhiễm trùng xương chũm gọi là viêm xương chũm. Tình trạng viêm xương chũm có thể dẫn đến tổn thương xương, từ đó hình thành các u nang chứa đầy mủ. Nhiễm trùng tai giữa nghiêm trọng cũng có thể lây lan sang các mô khác trong hộp sọ bao gồm não hoặc các màng bao quanh não gây viêm màng não.
Ban đầu, bác sĩ sẽ chẩn đoán nhiễm trùng tai dựa vào bài kiểm tra và các dấu hiệu mà người bệnh mô tả. Ngoài ra, bác sĩ thường dùng ống soi tai để quan sát trong tai, họng và mũi. Có thể thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh này bao gồm:
Soi tai khí nén
Bác sĩ thường sử dụng công cụ soi tai khí nén để chẩn đoán bệnh nhiễm trùng tai bằng cách kiểm tra bên trong tai và đánh giá lượng chất lỏng ở phía sau màng nhĩ.
Các xét nghiệm bổ sung
Nếu các chẩn đoán trước đó không chắc chắn, các bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm bổ sung khác như:
Thủ thuật Tympanometry
Thủ thuật này giúp đo chuyển động màng nhĩ giúp bác sĩ xác định chuyển động của màng nhĩ. Đây là biện pháp gián tiếp về áp suất trong tai giữa.
Acoustic reflectomery
Xét nghiệm này cho biết có bao nhiêu âm thanh phát ra từ thiết bị được phản xạ trở lại từ màng nhĩ. Đây là một biện pháp gián tiếp về chất dịch trong tai giữa.
Thử nghiệm Tympanocentesis
Nếu các phương pháp trước không hiệu quả, có thể dùng thử nghiệm này để xác định các tác nhân gây nhiễm trong chất lỏng.
Nếu trẻ bị nhiễm trùng tai thường xuyên và chất lỏng tích tụ liên tục ở tai giữa, mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để làm các bài kiểm tra nghe, nói, hiểu ngôn ngữ hoặc khả năng phát triển.
Các biện pháp điều trị phức tạp hơn bao gồm loại bỏ nguyên nhân gây nhiễm trùng tai và giết chết các vi khuẩn xâm nhập vào ống Eustachina.
Các loại thuốc điều trị nhiễm trùng tai
Bác sĩ thường chỉ định dùng kháng sinh Amoxicillin để điều trị nhiễm trùng tai vì thuốc này có hiệu quả cao. Một liều Amoxicillin thường có thể điều trị dứt điểm bệnh nhiễm trùng tai trong vòng từ 7 đến 10 ngày. Trong một số trường hợp, bệnh nhân được khuyến cáo không nên dùng thuốc Aspirin và cắt Amidan để điều trị bệnh.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Để hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm trùng tai, bạn nên chú ý những biện pháp sau:
Việc các bật phụ huynh lơ là trong việc phòng ngừa khiến trẻ em bị viêm tai giữa ở Việt Nam rất phổ biến. Do đó, phụ huynh cần chú ý một số biện pháp giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tai như sau:
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp