Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phần lớn, các bệnh lý về dạ dày đều do vi khuẩn HP gây ra. Vậy vi khuẩn HP là gì? Nhiễm vi khuẩn HP có chữa khỏi được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Các bệnh lý liên quan đến dạ dày đã và đang trở thành một trong những vấn đề đáng lo ngại ở nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả Việt Nam. Trong đó, nhiễm vi khuẩn HP dạ dày (Helicobacter pylori) là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa. Vi khuẩn này được tìm thấy ở dạ dày của nhiều người, và nó có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Nhưng liệu nhiễm vi khuẩn HP có thể chữa được không?
Vi khuẩn HP là gì? Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một loại vi khuẩn sinh sống trong dạ dày của con người. Điều đặc biệt là chúng có khả năng tồn tại trong môi trường acid dạ dày tốt, bằng cách tiết ra một enzyme có khả năng trung hòa acid này. Ở điều kiện bình thường, vi khuẩn HP không gây hại cho cơ thể và thường không gây ra triệu chứng gì đặc biệt.
Tuy nhiên, khi bạn bị loét dạ dày sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn HP sinh sôi và phát triển. Khi vi khuẩn này bắt đầu tác động lên niêm mạc dạ dày, nó sẽ làm biến đổi cấu trúc tế bào. Khi những biến đổi này không được kiểm soát, có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Một điểm quan trọng khác cần xem xét là yếu tố di truyền. Những người có tiền sử gia đình về ung thư dạ dày, đặc biệt là trong trường hợp có người thân trực hệ bị ung thư dạ dày, khi bị nhiễm vi khuẩn HP cũng đối diện với nguy cơ tăng lên về việc phát triển ung thư dạ dày.
Do đó, việc theo dõi và chẩn đoán kịp thời tình trạng nhiễm vi khuẩn HP và tình trạng dạ dày rất quan trọng, đặc biệt đối với những người có tiền sử gia đình về ung thư dạ dày. Nếu bạn hoặc người thân của bạn nghi ngờ có thể nhiễm vi khuẩn HP hoặc có triệu chứng liên quan đến dạ dày, thì nên tìm kiếm sự tư vấn và chẩn đoán từ các chuyên gia y tế, để đảm bảo được theo dõi và đúng cách.
Khi dạ dày của chúng ta trải qua các vấn đề như loét, viêm teo, hay bất kỳ tổn thương nào khác, vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) thường tìm cách tấn công và làm cho tình trạng này nghiêm trọng hơn. Từ đó dẫn đến quá trình tạo ra tế bào ung thư trong dạ dày, gây ra một loạt triệu chứng bất thường.
Triệu chứng khi bị nhiễm khuẩn HP dạ dày thường bao gồm:
Khi bệnh kéo dài có thể dẫn đến mệt mỏi, thiếu máu, làn da xanh tái và nhợt nhạt, chóng mặt hoa mắt, thậm chí còn ngất xỉu. Khi những triệu chứng này xuất hiện, chứng tỏ các bệnh về dạ dày đã tiến triển nặng, bệnh nhân cần được nhập viện và điều trị kịp thời.
Vi khuẩn HP hoàn toàn có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh, thông qua các con đường sau:
Ngoài ra, vi khuẩn HP còn lây nhiễm qua đường tiêu hóa, do đó việc giữ gìn vệ sinh ăn uống, tránh ăn đồ tái sống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự lây nhiễm khuẩn HP. Điều quan trọng là bạn cần nhận thấy các triệu chứng sớm, từ đó tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ các chuyên gia y tế khi cần thiết để đảm bảo sức khỏe dạ dày.
Vi khuẩn HP trong dạ dày có thể chữa khỏi hoàn toàn khi được phát hiện sớm và áp dụng phương pháp điều trị đúng đắn. Hiện nay, phương pháp điều trị chủ yếu dựa vào sử dụng thuốc kháng sinh nhằm ức chế và tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời bảo vệ các vết loét dạ dày. Tuy nhiên, quá trình điều trị này không tránh khỏi những tác dụng phụ của thuốc.
Vi khuẩn HP có chữa khỏi không? Quá trình điều trị khuẩn H.pylori chủ yếu sử dụng kết hợp các nhóm thuốc kháng sinh trong 2 tuần, bao gồm:
Vậy điều trị vi khuẩn Hp bao lâu thì hết? Theo các chuyên gia, kháng sinh dùng trong điều trị vi khuẩn HP cần ít nhất 10 - 14 ngày để phát huy tối đa hiệu quả. Ngoài ra, liệu trình điều trị có thể tiếp tục kéo dài trong 4 - 8 tuần tiếp theo nhằm chữa triệt để để các vấn đề dạ dày do chủng H.pylori gây ra.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cũng cần tuân thủ chú ý đến việc ăn uống và sinh hoạt. Cụ thể bao gồm:
Sau khi hoàn thành liệu trình điều trị, bệnh nhân cần tiếp tục thăm khám định kỳ để đánh giá khả năng tái phát của vi khuẩn HP. Việc này sẽ đảm bảo quá trình điều trị đã thành công.
Để tránh bị nhiễm khuẩn HP và phòng ngừa khả năng lây nhiễm, việc quan trọng nhất là phải duy trì lịch kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào không bình thường về dạ dày hoặc đường tiêu hóa, thì bạn hãy tìm kiếm sự tư vấn y tế và thực hiện xét nghiệm vi khuẩn HP. Từ đó sẽ giúp phát hiện sớm khả năng nhiễm khuẩn và đề xuất giải pháp điều trị từ giai đoạn đầu, cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn và tăng cơ hội chữa khỏi.
Tóm lại, nhiễm vi khuẩn HP có chữa khỏi được không? Việc chữa trị có khỏi hay không và điều trị trong bao lâu còn phụ thuộc vào ý thức của người bệnh. Vi khuẩn HP hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị và có lối sống lành mạnh.
Điều trị vi khuẩn HP không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe dạ dày cho người bệnh, mà còn giúp phòng tránh việc lây nhiễm qua các thành viên khỏe mạnh trong gia đình. Bên cạnh đó, việc điều trị dứt điểm nhiễm khuẩn HP còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa hình thành tổn thương ung thư dạ dày.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.