Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
H. pylori là một loại vi khuẩn gây viêm dạ dày. H. pylori chủ yếu lây truyền từ người này sang người khác và được tìm thấy ở khoảng 2/3 dân số thế giới. Ở những khu vực có điều kiện vệ sinh kém, H. pylori có thể lây truyền qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Vi khuẩn HP dương tính là thuật ngữ được dùng để chỉ những trường hợp tồn tại vi khuẩn H.pylori trong dạ dày và tá tràng.
Những người có vi khuẩn HP dương tính dễ dẫn đến viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng và có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày. Khi này, người bệnh có thể có những triệu chứng gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vi khuẩn HP và các biến chứng do vi khuẩn này gây ra.
HP (Helicobacter pylori) là một loại vi khuẩn gây ra tình trạng nhiễm trùng ở dạ dày và tá tràng (một phần của ruột non) sau khi vào cơ thể. HP còn có thể gây viêm và kích thích ở dạ dày và là nguyên nhân phổ biến gây loét dạ dày tá tràng.
H.pylori là một loại vi khuẩn gram âm. Vi khuẩn HP sinh sống ở trong lớp nhầy của niêm mạc dạ dày, tá tràng và tiết ra enzym urease giúp chuyển ure thành amoniac. Chính amoniac được vi khuẩn chuyển hóa trở lại bảo vệ chúng khỏi môi trường acid của dạ dày. Vi khuẩn dạ dày cư trú ở đó, ăn vào niêm mạc dạ dày có thể dẫn đến viêm và loét dạ dày. Ổ loét lâu ngày có thể dẫn bị biến đổi các tế bào, thậm chí có thể tăng sản, loạn sản gây ra bệnh ung thư.
Nhiễm vi khuẩn HP có thể gây viêm dạ dày, loét dạ dày nhưng cũng có thể không có triệu chứng gì. Triệu chứng nếu có gợi ý rằng tình trạng nhiễm HP đã gây những biến chứng trên đường tiêu hóa và cần được điều trị.
Viêm dạ dày vi khuẩn HP dương tính nếu có triệu chứng, có thể bạn đã bị viêm nặng hoặc viêm trong một thời gian dài. Các triệu chứng có thể xảy ra khi khi niêm mạc dạ dày bào mòn đến mức nó không thể tự bảo vệ mình trước acid và enzyme của chính nó nữa. Các acid có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu hoặc có thể gây loét dạ dày, có thể gây đau và chảy máu. Các triệu chứng có thể bao gồm:
Khi có các triệu chứng gợi ý nhiễm vi khuẩn HP như đau vùng bụng trên, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, bác sĩ sẽ đề nghị bạn làm một trong các xét nghiệm hơi thở, máu, phân để tìm bằng chứng nhiễm H.pylori. Nhiễm H.pylori cũng có thể được xác định bằng sinh thiết lấy từ dạ dày trong quá trình nội soi.
Điều trị vi khuẩn HP là cần thiết đặc biệt trong trường hợp có triệu chứng. Nếu không được điều trị, viêm dạ dày do HP gây ra loét dạ dày và cũng có thể gây ung thư dạ dày. Một số người bị viêm dạ dày HP mạn tính sẽ tiến triển thành viêm teo dạ dày. Viêm teo dạ dày phá hủy các tế bào trong niêm mạc dạ dày sản sinh ra acid và enzyme tiêu hóa và cũng có thể dẫn đến ung thư.
Phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với nhiễm khuẩn HP là sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc để tiêu diệt vi khuẩn. Các loại thuốc được gọi là thuốc ức chế bơm proton (PPI) như omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazole, esomeprazole (Nexium) được kết hợp với hai loại kháng sinh, thường xuyên nhất là amoxicillin và clarithromycin. Điều trị cũng có thể kết hợp thêm với bismuth subsalicylate. Nếu triệu chứng viêm rầm rộ gây đau nhiều, có thể sử dụng thuốc kháng acid như phosphalugel để giảm đau cho người bệnh.
Sau khi điều trị, bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm hơi thở hoặc phân để đảm bảo vi khuẩn HP đã bị diệt hết. Việc chữa khỏi tình trạng nhiễm HP có thể được kỳ vọng là sẽ chữa khỏi bệnh viêm dạ dày và giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa khác, chẳng hạn như bệnh loét dạ dày, ung thư dạ dày và một số loại ung thư hạch.
Vì đường lây của vi khuẩn là từ người sang người qua nước bọt, hoặc thức ăn không đảm bảo vệ sinh có dính vi khuẩn nên việc thực hiện các biện pháp vệ sinh giúp ngăn ngừa việc nhiễm vi khuẩn HP. Các biện pháp có thể bao gồm:
70% dân số Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn H.pylori. Những người có vi khuẩn HP dương tính có thể có triệu chứng đa dạng, nhưng cũng có thể không có triệu chứng. Phát hiện sớm và điều trị vi khuẩn HP đúng chỉ định để tránh những biến chứng sau này. Hãy dùng các biện pháp vệ sinh để ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn HP!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.