Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Trực tràng là gì? Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp

Ngày 15/10/2023
Kích thước chữ

Trực tràng là gì? Trực tràng nằm ở đâu và chức năng là gì? Những bệnh lý nào thường gặp ở bộ phận này? Tất cả những thắc mắc xoay quanh bộ phận này sẽ được giải đáp hết trong bài viết dưới đây nhé!

Trực tràng là một cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, nối giữa ống hậu môn và đại tràng. Đây là nơi giữ chất thải và tham gia vào quá trình đào thải cặn bã khi đi đại tiện. Những năm gần đây, các bệnh lý liên quan đến trực tràng ngày càng trở nên phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy trực tràng là gì? Nằm ở đâu và chức năng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ quan này, đừng bỏ lỡ nhé!

Trực tràng là gì?

Trực tràng là gì? Đây là một bộ phận quan trọng của cơ quan tiêu hóa trong cơ thể người. Trực tràng gọi theo tiếng Latin là rectum intestinum (có nghĩa là đoạn ruột thẳng), có chiều dài khoảng 11 - 15cm. Bộ phận này có kích cỡ gần giống với đại tràng hình sigma ở đoạn đầu, nhưng giãn dần ra ở đoạn cuối để tạo thành các bóng trực tràng.

truc-trang-la-gi-cau-tao-chuc-nang-va-cac-benh-ly-thuong-gap-3.jpg
Trực tràng là cơ quan nối giữa ống hậu môn và đại tràng

Cấu tạo của trực tràng

Trước khi tìm hiểu trực tràng nằm ở đâu, cần phải biết được cấu tạo của trực tràng. Cũng tương tự như các bộ phận khác trong cơ quan tiêu hóa, trực tràng có cấu tạo khá đặc biệt. Theo kết quả giải phẫu của y học cho thấy, trực tràng có 5 lớp bao gồm:

  • Lớp niêm mạc;
  • Lớp dưới niêm mạc;
  • Lớp cơ vòm trong và lớp cơ dọc bên ngoài;
  • Lớp dưới thanh mạc;
  • Lớp thanh mạc.

Trực tràng nằm ở đâu?

Thực chất, trực tràng là đoạn cuối của ruột già, nối giữa đại tràng và ống hậu môn. Vì vậy, hình dạng của trực tràng khi nhìn nghiêng sẽ giống như dấu chấm hỏi, uốn cong theo mặt trước của xương cùng - cụt. Tuy nhiên, do cấu tạo của cơ quan sinh dục nam và nữ nên vị trí của trực tràng cũng sẽ có sự khác nhau. Cụ thể:

  • Ở nam giới: Trực tràng có vị trí nằm ở sau bàng quang, túi tinh, ống dẫn tinh và tuyến tiền liệt. Được ngăn cách bằng các mạch sau bàng quang và nối đến tận trung tâm đáy xương chậu.
  • Ở nữ giới: Trực tràng có vị trí nằm ở phía trước, gần với thân tử cung, cổ tử cung và vòm âm đạo. Phần dưới của trực tràng liên quan đến thành sau của âm đạo.

Chức năng của trực tràng là gì?

Chức năng của trực tràng là gì là thắc mắc của không ít người. Về cơ bản, trực tràng có chức năng lưu trữ chất thải và tham gia vào quá trình loại bỏ các cặn bã qua đường đại tiện. Có thể nói, bộ phận này có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể của cơ thể.

Sau khi nhận thức ăn, dạ dày sẽ có nhiệm vụ co bóp và tiêu hóa thức ăn thành dạng dịch lỏng để chuyển qua ruột non. Tiếp đến sẽ chuyển qua đại tràng và cuối cùng đến trực tràng. Trong thời gian này, vi khuẩn trong đại tràng sẽ tiếp nhận thức ăn dưới dạng dịch và tiến hành phân giải. Các vitamin và khoáng chất cần thiết sẽ tiếp tục được đại tràng tách từ các tổ hợp chất sẵn có và hấp thu. Đại tràng cũng sẽ giữ lại các chất thải không tiêu hóa hoặc không có lợi cho cơ thể.

truc-trang-la-gi-cau-tao-chuc-nang-va-cac-benh-ly-thuong-gap-2.jpg
Trực tràng có chức năng lưu trữ chất thải và tham gia vào quá trình đào thải phân ra ngoài

Sau đó, các chất cặn bã sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể qua đường đại tiện. Quá trình này cũng sẽ cho thấy được chức năng quan trọng của trực tràng, sau khi đại tràng đưa chất thải xuống trực tràng và các tín hiệu từ dây thần kinh kích thích vỏ não, tạo ra cảm giác muốn đi đại tiện. Lúc này, trực tràng sẽ chuẩn bị cho quá trình đẩy chất thải ra ngoài qua hậu môn.

Tóm lại, phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các cơ quan như đại tràng, kết tràng và trực tràng thì quá trình đào thải mới được diễn ra suôn sẻ. Nếu một trong những cơ quan trên gặp vấn đề, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.

Các bệnh lý thường gặp ở trực tràng

Các số liệu thống kê gần đây cho thấy, các bệnh lý liên quan đến trực tràng đang có xu hướng ngày càng gia tăng và có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Thậm chí là những người có cơ thể khỏe mạnh cũng sẽ có nguy cơ bị bệnh rất cao. Một số bệnh lý thường gặp như:

Viêm trực tràng

Bệnh này khá phổ biến và ai cũng có thể mắc phải, thường xuất hiện khi niêm mạc trực tràng bị tổn thương và viêm loét. Nguyên nhân chủ yếu là do lối sống không lành mạnh, ăn uống không đảm bảo vệ sinh, thiếu chất xơ hoặc do các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Viêm trực tràng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.

U trực tràng và polyp trực tràng

Trực tràng là bộ phận dễ xuất hiện các khối u và polyp nhất. Tuy nhiên, các khối u và polyp trực tràng này thường là lành tính nhưng cũng có khả năng tiến triển thành u ác tính, gây nguy hiểm cho người bệnh.

truc-trang-la-gi-cau-tao-chuc-nang-va-cac-benh-ly-thuong-gap-4.jpg
U trực tràng và polyp trực tràng là bệnh lý thường gặp ở trực tràng

Sa trực tràng

Tình trạng này xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ trực tràng bị sa ra ngoài qua lỗ hậu môn. Người bệnh có thể nhìn thấy và cảm nhận được khi sờ bằng tay. Với những trường hợp nặng, sa trực tràng gây phiền toái trong cuộc sống hàng ngày.

Thủng trực tràng

Tình trạng này xảy ra khi thành trực tràng có lỗ thủng, khiến người bệnh có cảm giác đau âm ỉ hoặc đau đột ngột từng cơn. Nguyên nhân gây thủng trực tràng có thể do các tác động từ bên ngoài hoặc do sơ suất trong quá trình nội soi. Tình trạng này tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng hoặc áp xe các cơ quan khác.

Bệnh Crohn

Đây là một dạng của bệnh viêm đường ruột (IBD). Bệnh Crohn này có các triệu chứng như mệt mỏi, đau đớn, suy dinh dưỡng và có thể gây những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Ung thư trực tràng

Đây là một bệnh lý khá nghiêm trọng nhất của trực tràng, phát triển từ tế bào bị đột biến ác tính. Ung thư trực tràng giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng. Vì vậy, bệnh thường được phát hiện khi đã ở giai đoạn nặng và khó khăn trong việc điều trị.

Làm thế nào để bảo vệ trực tràng luôn khỏe mạnh?

Vậy làm thế nào để giúp trực tràng luôn khỏe khỏe? Để bảo vệ trực tràng và tránh mắc phải những bệnh lý liên quan đến trực tràng, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:

  • Hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng. Bao gồm ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, hạt và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Hạn chế thức ăn chứa nhiều đường, đồ ăn cay nóng và thức ăn nhanh. Những thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ viêm trực tràng và ảnh hướng xấu đến hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Tránh uống rượu bia và hút thuốc lá để giúp hạn chế nguy cơ mắc viêm trực tràng và ung thư trực tràng.
  • Thường xuyên tập luyện thể thao sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón.
  • Duy trì cân nặng ở mức lý tưởng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lý trực tràng.
  • Hạn chế sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh vì sẽ làm kéo dài thời gian đi vệ sinh, gây áp lực lên trực tràng.
  • Nên chọn loại có chất liệu cotton mềm mại và thoáng mát. Tránh mặc quần quá chật vì dễ gây bí bách.
  • Đảm bảo vùng kín và hậu môn luôn được vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh để tránh nhiễm trùng.
truc-trang-la-gi-cau-tao-chuc-nang-va-cac-benh-ly-thuong-gap-1.jpg
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng để bảo vệ trực tràng luôn khỏe mạnh

Việc xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng cân đối và vệ sinh cá nhân đúng cách sẽ giúp bảo vệ trực tràng luôn khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh lý về trực tràng. Hy vọng những chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh câu hỏi trực tràng là gì nhé!

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin