Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Điều quan trọng trong thời gian mang thai là phải theo dõi nhịp tim của thai nhi để đảm bảo em bé đang phát triển tốt. Tuy nhiên trong lần khám mới nhất, bạn nghe bác sĩ thông báo rằng nhịp tim của thai đang là 180 lần/ phút và không biết liệu tim thai 180 lần/ phút có sao không?
Nhịp tim của thai nhi có thể thay đổi trong suốt thai kì. Tốc độ này nhanh nhất vào khoảng tuần thứ 9 của thai kì, sau đó chậm dần sau tuần thứ 13. Thông qua bài viết này, Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi "Tim thai 180 lần/ phút có sao không?", đồng thời cung cấp thêm thông tin về tim thai bình thường.
Mặc dù nhịp tim thai nhi luôn nhanh hơn nhịp tim của người lớn, nhưng nhịp tim sẽ luôn thay đổi trong suốt thời gian thai kì.
Vào khoảng tuần tuổi thứ 5 của thai kì, tim của bé bắt đầu đập. Ở thời điểm này, nhịp tim bình thường của thai nhi tương đương với nhịp tim của người lớn, khoảng 80 đến 85 nhịp mỗi phút (bpm). Từ giai đoạn này, nhịp tim sẽ tăng tốc độ khoảng 3 nhịp mỗi phút một ngày trong tháng đầu tiên đó. Điều này giúp các bác sĩ và điều dưỡng có thể sử dụng nhịp tim để xác định chính xác tuổi thai của em bé thông qua siêu âm.
Vào đầu tuần thứ 9 của thai kì, nhịp tim bình thường của thai nhi trung bình là 170 bpm, tăng khoảng gần 100 nhịp so với tuổi thai 5 tuần. Sau tuần thứ 13, nhịp tim sẽ bắt đầu chậm lại một chút, vào khoảng từ 110 – 160 bpm.
Trong 3 tháng cuối cùng của thai kì, nhịp tim của thai nhi tiếp tục duy trì trong khoảng từ 110 – 160 bpm. Tuy nhiên, nhịp tim có thể giảm nhiều hơn khi gần tới ngày dự sinh.
Bất cứ bà mẹ nào đang trong giai đoạn tuần thai thứ 20 hoặc 22 đều nên bắt đầu tập sử dụng ống nghe để theo dõi tim thai. Tuy nhiên có thể mất một số thời gian để nghe tim thai bằng phương pháp này, đặc biệt là khi em bé đang di chuyển xung quanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp khó khăn khi phát hiện tim thai ngay cả khi em bé đang ổn.
Cùng với việc tự theo dõi tim thai tại nhà, bạn cũng nên đến kiểm tra sức khỏe thai nhi định kì theo hướng dẫn của bác sĩ. Máy Doppler thai nhi là một phương tiện hay được các bác sĩ sử dụng để theo dõi tim thai. Bác sĩ ban đầu sẽ bôi gel lên thiết bị cầm tay và lên bụng của bạn, sau đó di chuyển nó xung quanh để tìm nhịp tim. Đây là một phương pháp an toàn và rất phổ biến, sử dụng sóng siêu âm không xâm lấn để phát hiện nhịp tim của em bé.
Ngoài ra, các bác sĩ có thể sẽ sử dụng kĩ thuật siêu âm qua ngã âm đạo để phát hiện tim thai. Thông thường trong khoảng thời gian trước tuần thứ 10 đến tuần thứ 12, các bác sĩ sẽ rất khó để phát hiện nhịp tim của thai nhi bằng máy siêu âm Doppler. Mặc dù đây là kĩ thuật không phổ biến để kiểm tra tim thai, siêu âm qua ngã âm đạo là cách tốt nhất để các bác sĩ có thể phát hiện được tim thai vào tuần thứ 6.
Khi mang thai được 16 tuần, tim của thai nhi đã được hình thành hoàn toàn bình thường và đập với tốc độ từ 110 đến 160 nhịp mỗi phút. Nhịp tim nhanh ở thai nhi thường được định nghĩa là nhịp tim vượt quá 180 đến 200 bpm.
Rối loạn nhịp tim nhanh ở thai nhi ước tính xảy ra với tỉ lệ dưới 1%. Các tình trạng của bà mẹ hoặc thai nhi có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim nhanh bao gồm:
Nguyên nhân từ mẹ:
Nguyên nhân thai nhi:
Trong hầu hết các trường hợp, nếu tim thai tăng lên 180 lần/phút chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và từng đợt, hoặc có thể được kiểm soát bằng thuốc trong thai kì thì tiên lượng sẽ tốt.
Trong một số trường hợp hiếm gặp khác, nhịp tim nhanh kéo dài có thể dẫn đến suy tim thai hoặc phù thai không liên quan đến miễn dịch, là một tình trạng tích tụ nước ở nhiều vùng trên cơ thể em bé, gây phù nghiêm trọng. Tiên lượng trong những trường hợp này thường xấu.
Để biết chính xác vấn đề đang xảy ra với thai nhi, người mẹ nên đến thăm khám bác sĩ, cũng như làm các xét nghiệm để cho câu trả lời chính xác. Ngoài các đánh giá về tim thai đã nêu trên, các xét nghiệm có thể bao gồm:
Việc điều trị trong thời kì mang thai sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn tim thai nhanh, tuổi thai của em bé, các bệnh lý kèm theo và nếu có dấu hiệu của chứng tràn dịch tinh mạc.
Khi cần điều trị, mục tiêu là kiểm soát tốc độ tim thai và ngăn ngừa tình trạng phù thai xảy ra. Kế hoạch điều trị bao gồm:
Nhu cầu điều trị sau khi sinh có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của rối loạn nhịp tim nhanh của em bé.
Trong một số trường hợp, nhịp tim có thể chậm lại về mức bình thường theo thời gian mà không cần can thiệp thêm. Tuy nhiên, trẻ vẫn sẽ cần được bác sĩ tim mạch nhi khoa có kinh nghiệm theo dõi sát sao các bệnh lý tim bẩm sinh cho đến khi tình trạng được giải quyết hoàn toàn.
Trong các trường hợp khác, có thể dùng thuốc cho trẻ sau khi sinh để điều trị chứng rối loạn nhịp tim tiềm ẩn.
Vậy là bạn đã cùng Nhà Thuốc Long Châu giải đáp câu hỏi "Tim thai 180 lần/ phút có sao không?". Nhà Thuốc Long Châu xin chúc bạn một ngày làm việc thật hiệu quả! Hãy theo dõi website của Nhà thuốc Long Châu để tìm hiểu thêm nhiều thông tin về mẹ bầu và thai nhi nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...