Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mặc dù hàm lượng vitamin và thành phần dinh dưỡng có trong bắp cải nhiều gấp 3,6 lần so với khoai tây và 4,5 lần so với cà rốt nhưng vẫn có những người không nên ăn bắp cải. Vậy nhóm này gồm những đối tượng nào?
Bắp cải được đánh giá là một trong những loại rau của thế giới dinh dưỡng. Bởi nó chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, góp phần bảo vệ cho sức khỏe lại dễ chế biến nhiều món ngon hấp dẫn. Thế nhưng, vẫn có nhóm những người không nên ăn bắp cải. Đó là đối tượng nào vậy?
Bắp cải hay cải bắp, có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải. Nó là cây thân thảo, có tuổi thọ 2 năm và thuộc nhóm thực vật có hai lá mầm, các lá tạo thành một cụm đặc hình gần giống như hình cầu đặc trưng.
Từ xưa đến nay, ở Việt Nam bắp cải nổi tiếng là một loại thực phẩm rất quen thuộc trong mùa đông. Có thể chế biến được nhiều món ăn từ loại rau này, như là làm gỏi, ăn sống, luộc chín tới, nấu canh, xào với tỏi…
Dù chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của con người nhưng vẫn có nhóm những người không nên ăn bắp cải.
Ít ai biết rằng, trong bắp cải có chứa hàm lượng goitrin nhỏ. Chất này vừa mang lại công dụng chống oxy hóa nhưng cũng có thể gây bướu cổ. Do đó, người bị bướu cổ hoặc rối loạn tuyến giáp nếu không muốn tuyến giáp, bướu cổ bị phù to ra thì không nên ăn bắp cải.
Đối với những đối tượng này, muốn ăn bắp cải thì nên ăn một lượng vừa phải. Đồng thời trước khi ăn cũng cần cắt từng lá, ngâm rửa với nước muối khoảng 10 - 15 phút rồi thái nhỏ chế biến. Lúc ấy, goitrin mới đảm bảo bị phân hủy hết.
Lợi ích tuyệt vời của bắp cải là chứa nhiều chất xơ, tốt cho việc ngừa táo bón, hỗ trợ nhuận tràng… Tuy nhiên, một trong những người không nên ăn bắp cải, lại là người đang bị tiêu chảy, có hệ tiêu hóa kém. Bởi ăn nhiều bắp cải, sẽ khiến tình trạng tiêu hóa kém nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
Ăn bắp cải nhiều còn làm cho tình trạng bị dị ứng hoặc xuất huyết dưới kết mạc trở nên trầm trọng. Nhất là món dưa bắp cải muối chua. Vì món ăn này có chứa histamin chất có khả năng gây ngứa, chảy nước mắt, nước mũi và xung huyết. Vì lẽ đó nên những ai đang bị dị ứng hoặc xuất huyết dưới kết mạc không nên ăn rau bắp cải.
Bên cạnh việc chứa nhiều vitamin, chất khoáng… tốt cho sức khỏe thì theo nghiên cứu, trong bắp cải cũng có khá nhiều axit oxalic. Khi tiêu thụ quá nhiều rau bắp cải thì loại axit oxalic sẽ kết hợp với các chất dinh dưỡng cần thiết bên trong cơ thể như kali, magie, sắt, canxi… tạo thành muối oxalat.
Muối oxalat có thể lắng đọng ở thận, làm tăng khả năng hình thành sỏi ở thận. Chính vì vậy, những người không nên ăn bắp cải sẽ bao gồm cả bệnh nhân đang bị suy thận nặng, thậm chí phải chạy thận nhân tạo. Còn đối với người có tiền sử sỏi thận thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ, nhận tư vấn về liều lượng ăn phù hợp.
Ngoài ra, với người khỏe mạnh, muốn giảm thiểu lượng axit oxalic thì nên cắt nhỏ bắp cải và nấu kỹ.
Như đã nói, bắp cải chính là một trong những loại rau có chứa nhiều chất xơ, mang lại lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bắp cải rất dễ sinh khí, nếu ăn sống sẽ gây đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu. Vì lẽ đó nên những người bị chướng bụng, đầy hơi hay đau dạ dày nên hạn chế ăn bắp cải sống. Tốt nhất trước khi ăn, nên làm rau chín tới để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của mình.
Theo Đông y cổ truyền, bắp cải là loại rau có tính hàn. Do vậy, những ai yếu người, bị lạnh tay chân hoặc gặp vấn đề liên quan đến phong hàn thì không nên ăn bắp cải. Sẽ làm cho bệnh tình nặng hơn. Trong trường hợp, vẫn muốn ăn bắp cải thì nên đập dập một nhánh gừng cho thêm vào và luộc cùng bắp cải. Gừng có tính nóng sẽ trung hòa bớt tính hàn trong rau bắp cải.
Những người không nên ăn bắp cải bạn đã biết. Tuy nhiên, để loại rau này mang đến những công dụng trọn vẹn cho sức khỏe của mình thì các bạn không nên bỏ qua một số lưu ý quan trọng như sau:
Chắc hẳn, bạn đã biết những người không nên ăn bắp cải rồi chứ? Mong rằng, từ những thông tin mà bài viết đã chia sẻ, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để biết cách chăm sóc sức khỏe của bản thân và những người thân yêu một cách tốt nhất.
Phiến Trần
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.