Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Những ai không nên ăn hoa chuối để tránh ảnh hưởng sức khoẻ?

Ngày 24/05/2024
Kích thước chữ

Hoa chuối được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên, nếu dùng hoa chuối không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe. Trước khi có ý định ăn các món từ hoa chuối, hãy tìm hiểu những ai không nên ăn hoa chuối bạn nhé!

Hoa chuối không chỉ chứa nhiều dưỡng chất quý giá mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, mà còn là vị thuốc quý chữa nhiều bệnh không phải ai cũng biết. Và có một điều đặc biệt là cả thân, hoa, quả, củ của cây chuối đều có thể sử dụng làm thực phẩm. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn và lợi ích của hoa chuối và những ai không nên ăn hoa chuối.

Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của hoa chuối

Từ lâu, hoa chuối hay bắp chuối đã trở thành nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực của nhiều nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Người Việt ta cũng sử dụng hoa chuối từ bao đời nay, như một loại thực phẩm đồng thời như một vị thuốc. Trước khi tìm hiểu những ai không nên ăn hoa chuối, chúng ta hãy cùng khám phá giá trị dinh dưỡng mà thực phẩm này mang lại nhé!

Ăn hoa chuối có tác dụng gì? Những ai không nên ăn hoa chuối 1
Hầu hết người Việt đều quen với món ăn từ hoa chuối

Hoa chuối thường được sử dụng theo cách bào mỏng để nấu canh hoặc làm nộm. Thành phần dinh dưỡng của hoa chuối có một lượng nhỏ protein, lượng lớn chất xơ, ít calo, ít chất béo và các vitamin, khoáng chất cùng chất chống oxy hóa. Có thể kể đến những khoáng chất thiết yếu có trong hoa chuối như: Canxi, magie, kẽm, sắt, đồng, kali. Các chất chống oxy hóa nổi bật có trong thực phẩm này như: Catechin, quercetin, saponin, phenol, tannin.

Ăn hoa chuối có lợi ích gì cho sức khỏe?

Có thể kể đến những lợi ích tuyệt vời của hoa chuối như:

Cải thiện hệ tiêu hóa

Hoa chuối là vị thuốc hữu hiệu đối với những người có hệ tiêu hóa kém, thường gặp phải các triệu chứng như ợ nóng, đau bụng, hoặc táo bón. Hoa chuối có chứa chất xơ hòa tan, giúp tăng tốc độ tiêu hóa và làm cho quá trình hoạt động hệ tiêu hóa hiệu quả hơn. 

Chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan trong hoa chuối tốt cho hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng, phòng ngừa táo bón.

Bảo vệ tim mạch

Hoa chuối là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp nên giúp ổn định đường huyết ở những người tiền tiểu đường, tiểu đường thai kỳ, đái tháo đường. Ăn hoa chuối cũng giúp giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu, từ đó hỗ trợ phòng ngừa các bệnh huyết áp cao hay bệnh về tim mạch.

Hỗ trợ cho người thiếu máu

Các chất chống oxy hóa trong hoa chuối như flavonoid, tannin cùng các axit amin khác có tác dụng hạn chế ảnh hưởng của gốc tự do lên các tế bào của cơ thể. Nhờ đó, người ăn hoa chuối thường xuyên có thể giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, ung thư. Hoa chuối giàu sắt nên có thể giúp chúng ta phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Chống nhiễm trùng

Trong thành phần của hoa chuối có chất ethanol có tác dụng ức chế vi khuẩn, kiểm soát tình trạng nhiễm trùng. Hoa chuối giúp vết thương nhanh lành hơn và trong nhiều trường hợp còn giúp kiểm soát chứng sốt rét.

Ăn hoa chuối có tác dụng gì? Những ai không nên ăn hoa chuối 2
Thật đáng tiếc cho những ai không nên ăn hoa chuối

Tác dụng của hoa chuối với bà bầu và bà mẹ sau sinh

Sắt, đồng và canxi là những khoáng chất có tác dụng giảm viêm nhiễm, tăng cường sức khỏe tử cung của phụ nữ. Bà bầu ăn rau hoa chuối được không? Câu trả lời là có bởi hoa chuối có thể kiểm soát quá trình sản xuất nội tiết tố progesterone. Nhờ đó, bà bầu sẽ giảm tình trạng bị chuột rút hay chảy máu trong thai kỳ. Với hàm lượng magie dồi dào, hoa chuối cũng giúp giảm các triệu chứng ốm nghén ở bà bầu.

Ăn hoa chuối mất sữa không? Câu trả lời là không bạn nhé! Thậm chí món hoa chuối hầm móng giò còn là bài thuốc kích sữa của các mẹ sau sinh.

Hỗ trợ giảm cân

Trong dân gian, hoa chuối được dùng trong các món ăn, bài thuốc chữa bệnh sỏi thận. Chữa đau dạ dày bằng hoa chuối cũng là phương pháp chữa bệnh có từ xa xưa và nhiều người áp dụng thành công. Với hàm lượng chất xơ dồi dào, các món từ hoa chuối có thể giúp no lâu hơn, hạn chế tiêu thụ các món ăn giàu calo khác. Chính những điều này giúp người ăn hoa chuối giảm cân dễ dàng hơn.

Ăn hoa chuối có tác dụng gì? Những ai không nên ăn hoa chuối 3
Ăn hoa chuối đúng cách bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe

Những ai không nên ăn hoa chuối?

Dù hoa chuối mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp với thực phẩm này. Vậy những ai không nên ăn hoa chuối?

  • Hoa chuối cũng chứa khá nhiều kali nên không tốt cho người bị sỏi thận. Người sỏi thận ăn hoa chuối có thể khiến thận phải làm việc vất vả hơn, dẫn đến suy giảm chức năng thận.
  • Nếu đang bị rối loạn tiêu hóa hay viêm dạ dày ruột, ăn hoa chuối có thể khiến các triệu chứng bệnh thêm nặng. Nếu bạn đang gặp các tình trạng này, tốt nhất bạn không nên ăn hoa chuối.
  • Hoa chuối là thực phẩm có tính hàn nên nếu đang bị lạnh bụng, cảm lạnh, người yếu, chân tay lạnh hay phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt cũng không nên ăn các món từ hoa chuối.
  • Người đang muốn giảm cân không nên ăn các món giàu calo chế biến từ hoa chuối như hoa chuối hầm chân giò.
Ăn hoa chuối có tác dụng gì? Những ai không nên ăn hoa chuối 4
Dù hoa chuối tốt nhưng đây không phải thực phẩm dành cho tất cả mọi người

Cách dùng hoa chuối để hỗ trợ điều trị bệnh

Những ai không nên ăn hoa chuối đến đây bạn đã biết. Nếu không nằm trong nhóm đối tượng trên, bạn có thể yên tâm sử dụng hoa chuối để chế biến món ăn hoặc làm bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh. 

Trong Đông y, hoa chuối có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng hóa đàm, tiêu ứ, thông kinh hoạt lạc, thông huyết mạch, chỉ khát nhuận phế. Hoa chuối được dùng để cải thiện tình trạng hoa mắt chóng mặt, chướng bụng, ợ chua, nôn ói nhiều đờm, rối loạn kinh nguyệt… Một số bài thuốc chữa bệnh từ hoa chuối bạn có thể tham khảo và áp dụng như:

  • Muốn chữa đau dạ dày, bạn dùng 15g hoa chuối, 15g hoa trà sống ký sinh trên cây tiêu sắc lấy nước uống. Bài thuốc thứ 2 là dùng 10g hoa chuối nấu cùng 30g gạo tẻ thành cháo dùng để ăn trong ngày.
  • Để cải thiện bệnh lao phổi, bạn dùng 60g hoa chuối, 250g phổi heo nấu chín ăn hàng ngày. Bạn cũng có thể dùng hoa chuối sấy khô tán thành bột. Mỗi ngày dùng khoảng 50g hòa cùng mật ong dùng mỗi ngày 3 lần.
  • Những người bị hồi hộp, đánh trống ngực, đau thắt ngực có thể dùng 250g hoa chuối, 1 quả tim lợn hầm chín ăn trong ngày.
  • Nếu chướng bụng ăn không tiêu, bạn có thể dùng 10g hoa chuối sắc với nước, lọc lấy nước thuốc để nguội rồi hòa với một chén rượu nhỏ để uống.
  • Người bị bệnh viêm gan dùng 12g hoa chuối sắc lấy nước uống hàng ngày.

Trên đây là những thông tin về thành phần dinh dưỡng, lợi ích của hoa chuối với sức khỏe. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã biết những ai không nên ăn hoa chuối, ai có thể ăn hoa chuối cũng như một số bài thuốc chữa bệnh bằng hoa chuối. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin