Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh ung thư ở trẻ em chiếm chưa đến 1% tổng số các ca bệnh được chẩn đoán mỗi năm. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ bệnh ung thư ở trẻ em đã tăng nhẹ trong vài thập kỷ vừa qua.
Do những tiến bộ trong việc điều trị trong những thập kỷ gần đây, có hơn 80% trẻ em mắc bệnh ung thư hiện đang sống sót sau 5 năm so với hơn 58% ở những năm 1970. Ung thư còn là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở trẻ em độ tuổi từ 1 đến 14 tuổi, chỉ sau sau tai nạn giao thông.
Biến chứng hay ảnh hưởng muộn là những phản ứng hay tác dụng phụ của việc điều trị bệnh ung thư ở trẻ em. Nó xuất hiện sau khi bệnh nhân đã được chữa khỏi bệnh. Chúng tôi cho rằng những biến chứng hay ảnh hưởng muộn này xảy ra ở nhiều bộ phận trên cơ thể, nơi chịu tác động bởi những bất lợi từ các phương pháp trị liệu. Nó có thể là phản ứng phụ từ việc hóa trị được thực hiện từ nhiều năm trước. Hoặc cũng có thể là phản ứng phụ của phẫu thuật hoặc xạ trị.
Ung thư được hình thành khi các tế bào ở trong cơ thể bắt đầu phát triển ngoài nhanh chóng tầm kiểm soát. Những loại bệnh ung thư phát triển ở trẻ em thường rất khác với ở ung thư người lớn. Nó thậm chí có thể không liên quan chặt chẽ đến lối sống hoặc các yếu tố nguy cơ từ môi trường bên ngoài. Các khối u ở trẻ em thường có xu hướng đáp ứng tốt đối với một số phương pháp điều trị như hoá trị.
Những bệnh ung thư khác nhau có các nguy cơ cũng khác nhau. Đối với người lớn, các yếu tố nguy cơ ung thư thường liên quan đến lối sống, chẳng hạn như thừa cân béo phì, ăn uống kém lành mạnh, không tập thể dục, thói quen hút thuốc và uống rượu... Các yếu tố nguy cơ do lối sống này thường mất nhiều năm để gây ảnh hưởng dẫn đến ung thư, do đó, chúng không đóng vai trò quan trọng trong ung thư ở trẻ em.
Tuy nhiên, một số yếu tố môi trường như tiếp xúc với bức xạ, trong nhà có người hút thuốc lá thường xuyên... có thể làm tăng nguy cơ ung thư của trẻ. Hơn thế nữa, một số trẻ em thừa hưởng những DNA đột biến di truyền từ ba mẹ cũng làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư nhất định. Thế nhưng, hầu hết các bệnh ung thư ở trẻ em không phải do những thay đổi DNA di truyền này. Chúng là kết quả của những thay đổi DNA xảy ra sớm hơn trong cuộc đời của trẻ, đôi khi xảy ra ngay cả trước khi sinh. Một số loại ung thư có thể xảy ra bởi sự kiện ngẫu nhiên đôi khi xảy ra bên trong các tế bào.
Vấn đề biến chứng và ảnh hượng muộn quan trọng đối với những trẻ em đã vượt qua ung thư vì những biến chứng hay ảnh hưởng muộn này thường là hệ quả khi áp dụng phương pháp điều trị lên một đứa trẻ chưa trưởng thành và sau đó hy vọng quá trình phát triển diễn ra bình thường.
Những đứa bé đã vượt qua được căn bệnh ung thư cũng như gia đình họ nên nhận thức được những biến chứng hay ảnh hưởng muộn thường khác nhau từ phương pháp điều trị có thể xảy ra cho con họ hoặc các bệnh nhi nay đã trưởng thành.
Ví dụ đối với những bệnh nhân đã được chiếu xạ vùng não theo phác đồ điều trị bệnh bạch cầu (leukemia), vốn được coi là phương pháp điều trị chuẩn cho bệnh nhân bị bệnh bạch cầu những năm 70 - 80, họ có nguy cơ mắc bệnh u não hoặc vấn đề liên quan đến sức khỏe tim mạch cao hơn.
Do phơi nhiễm đồng thời cả xạ trị và hóa trị, các tác nhân khác nhau có thể biểu hiện thành biến chứng theo nhiều cách ở từng thời điểm khác nhau, cụ thể như sau:
Những bệnh nhân hoặc người đã vượt qua ung thư khó có thể nhận biết được tất cả các biến chứng cũng như ảnh hưởng muộn của ung thư ở trẻ em. Điều quan trọng nhất là gia đình hoặc bệnh nhân cần ghi nhớ độ tuổi lúc tiếp nhận điều trị, loại thuốc và liều lượng thuốc điều trị. Với mục đích có thể trao đổi đầy đủ thông tin tới các cơ sở chăm sóc sức khỏe của họ hiện tại.
Nên cố gắng cân bằng cho những bệnh nhân đang điều trị ung thư ở trẻ em có thể nhận thức được những rủi ro mà họ phải đối mặt khi chấp thuận các phương pháp điều trị. Đồng thời giúp họ không quá sợ hãi trước những rủi ro đó. Các bệnh nhân nên hiểu rằng các triệu chứng bệnh có khả năng do phương pháp điều trị trước đó của họ và họ không nên sợ hãi.
Đối với những bệnh nhân mới được chẩn đoán, các bác sĩ sẽ cố gắng nhằm đảm bảo rằng tất cả những bệnh nhân đã hoàn tất điều trị sẽ nhận được một bản tóm tắt quá trình điều trị mà họ có thể giữ lâu dài. Hy vọng rằng các bản tóm tắt điều trị sẽ được thực hiện dưới nhiều hình thức mới khi mọi người ngày càng tin cậy.
Đối với những người trưởng thành đã vượt qua được ung thư lâu dài, bác sĩ sẽ cố gắng nhằm đảm bảo rằng họ quay trở lại cơ sở điều trị trước đây và nhận được bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị, cũng như phác đồ chăm sóc người vượt qua ung thư. Để giúp bệnh nhân biết mình có thể cần những xét nghiệm sàng lọc nào hoặc nhận thức được những rủi ro có thể xảy ra với họ.
Nếu triệu chứng trở nên bất thường, kéo dài hơn một vài tuần, chẳng hạn như các cơn đau không thuyên giảm, cơn đau đánh thức bệnh nhân về đêm hoặc khối u xuất hiện bất thường không phải do chấn thương hoặc khả năng nào khác, bệnh nhân nên đề cập những vấn đề này với bác sĩ của họ sớm nhất có thể để được điều trị nhanh chóng kịp thời.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: yhoccongdong.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...