Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các bạn trẻ ngày càng chú trọng về vấn đề sức khỏe, tìm hiểu và lựa chọn môn thể thao phù hợp để tập luyện thường xuyên nhằm nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tăng chiều cao. Bóng chuyền là một trong những bộ môn được ưa chuộng vì những lợi ích mà nó mang lại cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhưng bên cạnh những lợi ích mà bóng chuyền mang lại thì những chấn thương khi chơi bóng chuyền cũng làm cho nhiều người lo lắng.
Cùng Nhà Thuốc Long Châu đi tìm hiểu những chấn thương hay gặp phải trong bộ môn bóng chuyền, nguyên nhân, cách xử trí và phòng tránh các chấn thương đó.
Chấn thương vai:
Trong bộ môn bóng chuyền thì vai là bộ phận hoạt động nhiều nhất nên khả năng bị các chấn thương như viêm vai, viêm gân, đau khớp vai, đứt dây chằng rất dễ xảy ra. Trong quá trình vận động thì gân, cơ bị chèn ép gây sai khớp, đau đớn, sưng đỏ.
Chấn thương tay:
Giữ vai trò quan trọng trong bộ môn thể thao này, tay phải hoạt động với cường độ cực cao gây ra các chấn thương ở tay hoặc cổ tay, các ngón tay. Chấn thương ngón tay xảy ra do vận động viên chắn bóng hoặc thực hiện các động tác chuyền bóng, đỡ bóng sai kỹ thuật. Còn chấn thương cổ tay là do chống xuống đất hoặc bị bẻ cong đột ngột.
Khi bị chấn thương sẽ xuất hiện triệu chứng nhức nhối khi duỗi tay, cử động cổ tay, nhấc đồ vật hoặc nắm thả bàn tay, ngón tay. Bong cổ tay, đứt dây chằng khuỷu tay, gãy tay, gãy ngón tay, trật khớp cổ tay là các chấn thương ở tay mà vận động viên bóng chuyền hay gặp nhất.
Chấn thương chân:
Đặc trưng của bộ môn bóng chuyền là di chuyển liên tục nên việc chấn thương đầu gối, chân là điều khó tránh khỏi. Nguyên nhân gây ra các chấn thương này là do vận động quá mạnh, thực hiện động tác sai kỹ thuật, thực hiện các hoạt động khởi động trước khi bắt đầu chơi không đúng, mang giày không đạt tiêu chuẩn dẫn đến chấn thương. Trong đó đầu gối là nơi hay bị chấn thương nhất vì phải nhảy lên đỡ bóng, đón bóng liên tục gây ra cách chấn thương như đứt dây chằng, viêm gân xương bánh chè, bong mắt cá chân,...
Chấn thương chân là một chấn thương khó tránh khỏi trong bộ môn bóng chuyền
Viêm gân tay quay:
Các động tác trong bóng chuyền thường dùng cơ bắp của tay để tạo lực đánh bóng, đỡ bóng, giao bóng dễ khiến cho bắp tay bị rách hoặc cơ bị viêm do hoạt động quá mức.
Bong gân:
Một chấn thương hay gặp nhất trong bộ môn bóng chuyền không thể không kể đến là bong gân mắt cá chân do các vận động viên phải thực hiện xuyên suốt trận đấu các động tác bật nhảy, nếu các động tác này không thực hiện đúng kỹ thuật, đúng tư thế sẽ dễ té ngã gây bong gân mắt cá chân.
Nếu mắc phải bong gân mắt cá chân nên chữa trị sớm thì quá trình phục hồi tốt hơn, có thể được điều trị bằng nẹp và thực hiện các bài tập phục hồi chức năng tại nhà, trường hợp liên quan đến chấn thương sụn, gãy xương nên cần phải chụp X-quang hoặc MRI.
Viêm gân bánh chè:
Vị trí gân giữa xương ống chân và xương bánh chè dễ bị viêm vì phải hoạt động liên tục như chạy nhảy, cầu cản phá bóng.
Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL):
Các động tác chạy nhảy, cản phá bóng, tiếp đất sai kỹ thuật sẽ gây ra chấn thương dây chằng chéo trước. Chấn thương này khá nguy hiểm cho vận động viên và ảnh hưởng đến việc tham gia thi đấu, bỏ lỡ nhiều cuộc thi đấu quan trọng vì mất gần 8-9 tháng để phục hồi.
Đau lưng:
Một trong những chấn thương hay gặp của vận động viên bóng chuyền là đau lưng, hầu hết các cơn đau đều do các động tác căng cơ, căng dây chằng.
Đau lưng là một chấn thương mà hầu như các vận động viên nào cũng từng gặp phải
Các chấn thương trong bóng chuyền chủ yếu do luyện tập quá sức, chơi bóng không đúng kỹ thuật, cụ thể các nguyên nhân gây ra như sau:
Các bộ phận trong cơ thể vận động không đồng đều dễ gây ra các chấn thương
Khi xảy ra các chấn thương thì việc đầu tiên là vận động viên phải bình tĩnh và phối hợp cùng với các bác sĩ xử lý các chấn thương càng sớm càng tốt.
Chườm lạnh vào chỗ bị thương là cách giảm đau hiệu quả và an toàn
Việc chơi bóng chuyền khó tránh khỏi các chấn thương, do đó các vận động viên nên tự trang bị cho mình cách phòng tránh thì sẽ hạn chế các chấn thương ở mức tối thiểu.
Sử dụng đồ bảo hộ khi chơi bóng chuyền để hạn chế các chấn thương
Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về những chấn thương thường gặp khi chơi bóng chuyền để có cách xử trí, phòng ngừa sao cho hiệu quả nhất.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.