Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cây bồ công anh hoa tím là một loại dược liệu rất phổ biến. Tất cả những bộ phận của cây đều có thể sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết cách phân biệt loại cây này và sử dụng sao cho đúng cách để chữa bệnh.
Với hàm lượng hoạt chất giàu vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin C, canxi, sắt… bồ công anh hoa tím mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng khám phá những đặc điểm cũng như công dụng mà loại cây này đem lại ở phần bài viết sau nhé.
Cây bồ công anh hoa tím có tên khoa học là Lactuca indica L. Cây thuộc chi rau diếp, họ Cúc (Asteraceae).
Bồ công anh là một loại cây thân thảo thường có vòng sống ngắn ngủi từ 1 đến 2 năm. Thân của cây thường khá nhẵn, mọc đứng, có màu đốm tía và chỉ cao từ nửa mét đến 2m. Lá của cây thường xuất phát từ rễ, mọc so le nhau, có răng hoặc không có cuống, lá thuôn dài hình trái xoan ngược.
Hoa của bồ công anh tím thường mọc theo từng cụm và xếp thành chùy với độ dài khoảng 20cm, được phân ra làm nhiều nhánh. Hoa thường mọc ở kẽ lá hoặc phần ngọn. Bao hoa có hình trụ với 8 đến 10 hoa ở trên mỗi đầu. Quả của cây có màu đen, lông có màu trắng nhạt và thường tiết ra dịch nhựa mỗi khi bạn bấm vào.
Cây bồ công anh tím thường mọc hoang, phân bố chủ yếu tại ven đường, các vùng ẩm ở trong vườn, bãi sông, trên những nương rẫy và thửa ruộng bị bỏ hoang. Mùa hoa thường nở vào khoảng tháng 6, tháng 7 hàng năm và ra quả vào tháng 9.
Trên thế giới, bồ công anh tím thường xuất hiện tại các nước Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Philipin, Indonesia và những nước Đông Dương. Tại Việt Nam, cây thường phân bố rải rác khắp nơi từ trung du đến vùng đồng bằng. Mặc dù vậy, cây vẫn mọc nhiều nhất tại các tỉnh ở miền Bắc của nước ta. Bồ công anh rất dễ trồng bằng hạt. Mùa trồng cây thường vào tháng 3, tháng 4 hoặc tháng 9, tháng 10. Bên cạnh đó, cây có thể trồng bằng mẩu gốc.
Để chọn làm thuốc, người ta thường lấy những cây nhỏ có lá dài, cành và thân có màu tím. Sau khi thu hoạch, họ sẽ cắt ra thành những đoạn nhỏ đem đi phơi khô hoặc sấy khô lên để bảo quản và sử dụng dần.
Ở nước Pháp, hoa của cây bồ công anh tím thường được sử dụng để làm thuốc bổ phổi. Tại Trung Quốc, loại cây này được biết đến với khả năng lợi tiểu tiêu nũng và thanh nhiệt giải độc cơ thể.
Tại nước ta, do bồ công anh hoa tím không được phổ biến hơn so với bồ công anh Trung Quốc và bồ công anh của nước ngoài nên tác dụng của nó cũng ít người chú ý đến.
Mặc dù vậy, những nghiên cứu trên thế giới đã cho biết rằng loại cây này có những tác dụng như sau:
Theo như tạp chí Journal of Ethnopharmacology, hoạt chất chiết xuất từ rễ cây bồ công anh hoa tím có khả năng chống lại bệnh sốt rét.
Một số nghiên cứu ở trên chuột cho thấy rằng chiết xuất từ rễ cây hoa bồ công anh có tác dụng chống lại tổn thương gan do carbon tetrachloride gây ra . Không những vậy, chiết xuất cồn từ hạt của cây cũng có khả năng tăng cường chức năng gan hiệu quả.
Theo tờ tạp chí Fitoterapia, lượng ethanol, nước và ethyl acetate của loại cây này có tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ.
Lượng chất sắt, vitamin A, vitamin C có trong cây sẽ cung cấp các vitamin cần thiết cho cơ thể.
Phần nhựa của cây bồ công anh có tác dụng diệt nấm và diệt khuẩn… nên bạn có thể sử dụng loại cây này để điều trị các bệnh về da như nấm da, mẩn ngứa, ghẻ lở…
Hoạt chất inulin có ở trong cây bồ công anh giúp làm dịu đường tiêu hóa, loại bỏ các vi khuẩn có hại ở trong đường ruột và giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.
Hàm lượng canxi có trong bồ công anh có tác dụng giúp xương được chắc khỏe. Bên cạnh đó, những chất chống oxy hóa có ở trong cây còn ngăn ngừa các vấn đề như lão hóa xương, loãng xương…
Hàm lượng chất chống oxy hóa có trong bồ công anh tím có khả năng tăng cường lợi khuẩn, loại bỏ những vi khuẩn có hại và giúp cho đường tiết niệu được bảo vệ.
Trên đây là những đặc điểm của cây bồ công anh hoa tím. Hy vọng bạn sẽ biết cách tận dụng loại cây này vào việc chăm sóc sức khỏe hằng ngày của mình sao cho phù hợp.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.