Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chế độ ăn uống hàng ngày là một yếu tố cực kỳ quan trọng và có thể quyết định sức khỏe cơ thể của bạn. Hãy cùng tìm hiểu bài viết bên dưới để biết khám phá ngay những dấu hiệu cơ thể thiếu chất dinh dưỡng cần phải lưu ý nhé!
Khi cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng trong một khoảng thời gian dài có thể gây ra những tác động tiêu cực đến thể trạng sức khỏe. Lúc này, cơ thể sẽ gửi đi những tín hiệu để chúng ta nhận ra và điều chỉnh kịp thời chế độ ăn uống hàng ngày. Vậy những dấu hiệu cơ thể thiếu chất dinh dưỡng là gì?
Tình trạng rụng tóc xảy ra rất phổ biến, đặc biệt đối với phái nữ. Trung bình mỗi ngày một người có thể rụng khoảng 100 sợi tóc và điều này được xem là trạng thái rất bình thường. Tuy nhiên, khi nhận thấy bản thân bị rụng những chùm tóc lớn mỗi khi thức dậy hoặc gội đầu, có thể rằng bạn đang bị thiếu chất sắt.
Lúc này, tâm lý người rụng tóc không nên quá lo lắng. Bởi đó là dấu hiệu cơ thể thiếu chất dinh dưỡng xảy ra khá phổ biến trên thế giới. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần thăm khám và nhờ vào sự hỗ trợ từ các bác sĩ.
Bác sĩ có thể chỉ định làm các xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ sắt. Từ đó, họ kê đơn thuốc, đưa ra lời khuyên nhằm giúp bạn bổ sung những loại thực phẩm giàu sắt vào trong các bữa ăn thường ngày như rau bina, sò, ốc, gan, các loại đậu, hạt bí ngô, thịt đỏ, bông cải xanh, socola,... hoặc tìm đến sự hỗ trợ của các thực phẩm chức năng.
Nếu chẳng may bạn rơi vào tình trạng buồn ngủ, căng thẳng cùng tình trạng ốm đau mà không tìm kiếm được nguyên nhân của những cơn mệt mỏi đó thì đây rất có thể là dấu hiệu cơ thể thiếu chất dinh dưỡng.
Điều cần thiết phải làm lúc này là kiểm tra cơ thể có bị thiếu hụt vitamin D hay không. Nếu bạn không thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hãy cố gắng tìm kiếm các loại thực phẩm giàu vitamin D để bổ sung vào trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ sự tư vấn của các bác sĩ để bổ sung vitamin D từ các thực phẩm chức năng.
Hội chứng bỏng rát miệng gây ra cho người bệnh cơn đau bỏng rát ở phần nướu răng, lưỡi hay vòm miệng. Những cơn đau rát này có thể xuất hiện mà không xuất phát từ một nguyên nhân rõ ràng nào với tần suất thường xuyên theo chu kỳ. Lâu dần, bạn có thể cảm nhận được cảm giác như thể bị bỏng ở vùng môi, nướu, bên trong má và vòm miệng. Ngoài ra, miệng có thể xuất hiện tình trạng khô và tê.
Một trong những căn nguyên của hội chứng bỏng rát ở miệng là từ sự thiếu hụt vitamin nhóm B như thiamin, folate hay B6. Nhằm cải thiện tình trạng này một cách nhanh chóng, bạn nên chú ý vào chế độ ăn uống với các loại thực phẩm giàu vitamin B6 như rau chân vịt, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, chuối, bơ, cá ngừ, thịt ức gà, gan,...
Khô da cũng là một dấu hiệu cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, điển hình là vitamin A. Vitamin này mang lại công dụng duy trì cũng như phát triển các vùng mô bao phủ toàn bộ bề mặt của cơ thể từ cả bên ngoài lẫn bên trong.
Thế nên, việc thiếu hụt vitamin A có thể khiến cho vùng môi và da của cơ thể bị khô hay thậm chí tróc vảy. Nhằm bổ sung chủ yếu loại vitamin này, bạn có thể tăng cường các loại thực phẩm như cải xoăn, cải bó xôi, bông cải xanh, cà rốt, bí ngô, ớt chuông, khoai lang, cà chua, dưa hấu,...
Hiện tượng vùng giữa móng tay hay chân bị lõm và trông giống như một chiếc thìa được gọi là móng lõm hình thìa. Móng sẽ bị vênh lên ở phía hai cạnh và có phần lõm xuống ở chính giữa.
Khi cơ thể có nhu cầu chất sắt, phần móng có xu hướng mềm và cong về phía mép. Tình trạng này có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh huyết sắc tố. Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, hiện tượng thường mất đi khi những đứa trẻ lớn lên. Mặt khác, hãy thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ và điều trị đúng cách nếu phát hiện bản thân gặp phải tình trạng này nhé!
Trong cơ thể sỡ hữu rất nhiều collagen, một chất giúp gắn kết các tế bào da và hầu hết mọi thứ bên trong cơ thể. Vậy nên, nếu bạn phát hiện làn da của mình xuất hiện những vết bầm tím thì có khả năng đây là dấu hiệu cơ thể thiếu chất dinh dưỡng. Những mảng da bầm tím lớn không xuất phát từ nguyên nhân va đập có thể là do thiếu hụt vitamin C.
Để khắc phục tình trạng này một cách nhanh chóng, bạn cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C có thể kể đến như:
Để đảm bảo cơ thể không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và ngày một khỏe mạnh, việc thiết lập và tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh là điều rất đỗi cần thiết. Điều này không chỉ giúp bạn kiểm soát được cân nặng của bản thân mà còn cải thiện các vấn đề về sức khỏe.
Cách thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh hiệu quả:
Trên đây là những thông tin về các dấu hiệu cơ thể thiếu chất dinh dưỡng mà bạn cần hết sức lưu ý. Bên cạnh việc bổ sung các loại chất dinh dưỡng, bạn cũng cần kết hợp với một thói quen sống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để giữ sức khỏe luôn trong trạng thái tốt nhất nhé!
Khánh Vy
Nguồn tham khảo: vinmec.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.