Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm giun sán

Ngày 10/03/2021
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh giun là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh do chưa biết cách tự phòng bệnh và phát hiện bệnh. Hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu mắc nhiễm giun sán ở trẻ để có cách phòng chống kịp thời.

Nhiễm giun sán ở trẻ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và gây nên những biến chứng nguy hiểm đến các hệ cơ quan trong cơ thể. Phát hiện sớm những dấu hiệu nhiễm giun ở trẻ để chữa trị kịp thời cũng như phòng chống bệnh có thể lây từ trẻ sang các thành viên trong gia đình. 

Những triệu chứng của trẻ bị nhiễm giun móc

Những dấu hiệu trẻ bị nhiễm giun sán 2Giun móc đã lây lan hơn 1 tỷ người trên thế giới, đa số là trẻ em

Giun móc đã lây lan hơn 1 tỷ người trên thế giới, đa số là những người sống ở khu vực nóng, ẩm, kém vệ sinh hoặc trẻ hay chơi đùa ở những nền đất. Giun móc khi đi và cơ thể không những tranh giành chất dinh dưỡng mà còn hút máu ở ruột non của trẻ, gây nên những triệu chứng như:

  • Ấu trùng giun móc gây bệnh ở da, khiến các vùng da bị ấu trùng xâm nhập có triệu chứng sưng tấy, viêm, rát, có nhiều nốt màu đỏ và hết sau khoảng 1-2 ngày.
  • Bị sốt, khó thở hoặc thở nhanh, đau thắt ngực do giun móc phát triển mà di chuyển lên phổi.
  • Gây rối loạn tiêu hóa như chán ăn kéo dài, khó tiêu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy từng đợt, có thể có táo bón, có thể có đau vùng thượng vị tùy theo mức độ nhiễm giun, đau tăng khi đói.
  • Khi giun móc phát triển và sinh sôi mạnh, chúng sẽ bắt đầu hút máu trong ruột khiến trẻ xanh xao, lạnh chi và suy nhược cơ thể.
  • Ấu trùng giun móc sẽ khiến làn da trẻ dễ bị kích ứng với thời tiết hơn, mỗi khi trời lạnh dễ hình thành từng mảng mề đay giống viêm quầng, đau ngứa và có thể nổi thành mụn nước.

Triệu chứng đường hô hấp và thực quản nặng có thể xuất hiện ở trẻ như ho khan, đau họng, có khi ù tai, ngứa mũi, khó nuốt và hay chảy nước dãi. Khi xét nghiệm máu trong giai đoạn này sẽ thấy số lượng máu giảm đáng kể và giảm protein máu toàn phần.

Nhiễm giun móc có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn với trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai, với những biến chứng khác như gây suy tim, nhịp tim bất thường, kiết lỵ, xuất huyết, phù nề và suy hô hấp và có thể khiến người bệnh tử vong.

Những triệu chứng của trẻ bị nhiễm giun kim

Những dấu hiệu trẻ bị nhiễm giun sán 2Giun kim thường sinh sống ở rìa hậu môn của trẻ và gây ngứa khó chịu

Giun kim thường sinh sống ở rìa hậu môn của trẻ, và mỗi đêm giun cái sẽ để trứng làm ngứa hậu môn khiến trẻ không ngủ được. Vì thế trẻ em bị nhiễm giun kim thường quấy khóc về đêm, khó chịu và mất ngủ. Chúng còn có thể gây rối loạn những chức năng của tiêu hóa gây kiết lỵ, đi đại tiện thấy ấu trùng giun kim trong phân.

Trẻ em nếu nhiễm giun kim trong thời gian dài mà không được chữa trị sẽ gây bệnh mạn tính gây hoa mắt, chóng mặt. Gây rối loạn tiêu hóa khiến trẻ ăn không ngon, ngủ không sâu giấc dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, rối loạn thần kinh, chậm lớn và hay đái dầm.

Ngứa hậu môn khiến trẻ thường xuyên đưa tay để gãi, nếu không rửa tay sạch sẽ mà chạm vào miệng hoặc bốc thức ăn có thể truyền giun kim ngược lại vào miệng, hốc mũi, thực quản, phổi gây nhiều nguy hiểm khó lường. Ngoài ra việc gãi ngứa liên tục cũng khiến vùng da quanh hậu môn bị trầy xước, sưng đỏ thậm chí là bị nhiễm trùng. Vì vậy, khi bị nhiễm giun kim bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám và có biện pháp điều trị tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con.

Ngoài ra việc chúng sinh sống ở trên cơ thể nên có thể chui vào âm đạo gây ngứa âm đạo, rối loạn tiểu tiện hoặc chui vào ruột thừa gây bội nhiễm từ đó hình thành bệnh viêm ruột thừa.

Những triệu chứng của trẻ bị nhiễm giun đũa

Những dấu hiệu trẻ bị nhiễm giun sán 3Trẻ em nhiễm bệnh giun sán khi nuốt phải trứng giun qua tay bẩn

Giun đũa là loại giun sinh sống nhiều nhất trong những loại rau sống, từ đó khiến cho tình trạng trẻ bị nhiễm giun đũa vô cùng phổ biến. Trẻ em nhiễm giun đũa khi nuốt phải trứng giun (qua tay bẩn, rau quả có nhiễm trứng giun) khiến chúng đi vào ruột, và cần khoảng 2 đến 3 tháng cho đến khi giun cái trưởng thành. Giun phát triển tương đối chậm nên triệu chứng không mấy đặc trưng vì thế dễ nhầm lẫn với bệnh rối loạn tiêu hóa. Một số triệu chứng khác cũng thường gặp như ho, khó thở, ho ra máu, viêm phổi do bạch cầu tăng trong máu.

Tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời giun đũa có thể phát triển mạnh có thể gây đau bụng, tắc ruột. Từ đó trẻ sẽ bị đau bụng quặn từng cơn kèm chướng bụng, táo bón. Một biến chứng nguy hiểm khám là giun đũa sẽ đi ngang qua ruột non đến ống mật sẽ gây tắc mật, viêm đường mật, sỏi đường mật, giun xuống ruột thừa gây viêm ruột thừa cấp.

Trên đây là những triệu chứng nhiễm giun khá điển hình ở trẻ. Vì thế khi mẹ thấy trẻ có những biểu hiện này thì các bậc phụ huynh phải chú ý chủ động đưa trẻ đi khám bác sĩ hoặc cho trẻ uống thuốc sổ giun. Nếu để tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc, cân nặng chậm phát triển.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:nhiễm giun sán