Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những điều bạn cần biết về xét nghiệm đo hoạt độ GGT Gama Glutamyl transferase máu

Ngày 20/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đo hoạt độ GGT Gama Glutamyl transferase máu là một phương pháp quan trọng để đánh giá tình trạng của gan và mật. Khi chỉ số này tăng lên có nghĩa là đang có sự tổn thương trong gan. Trong bài viết hôm nay của Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết về xét nghiệm đo hoạt độ GGT Gama Glutamyl transferase máu.

Đo hoạt độ GGT Gama Glutamyl transferase máu là một trong các xét nghiệm quan trọng để đánh giá chức năng gan, song song với SGPT và SGOT. Sự tăng cao của cả ba chỉ số này thường cho thấy sự tổn thương gan, thường là do viêm gan do tiêu thụ bia, rượu hoặc các nguyên nhân khác. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số GGT, nguyên nhân gây tăng chỉ số này và cách điều trị để đưa chỉ số GGT về mức bình thường.

Đo hoạt độ GGT Gama Glutamyl transferase máu là gì?

Chỉ số GGT được viết tắt của Gamma Glutamyl Transferase, là một trong ba chỉ số quan trọng nhất để đánh giá sức khỏe gan, cùng với AST (Aspartate Aminotransferase)ALT (Alanine Aminotransferase). GGT là một loại men gan có mặt ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể như gan, lá lách, thận, tuyến tụy và ruột non. Chức năng chính của GGT là tham gia vào việc chuyển hóa axit amin trong cơ thể.

Enzym GGT có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán các vấn đề liên quan đến gan, đặc biệt là về ứ mật, tức là tình trạng mất khả năng tiết ra mật một cách hiệu quả từ gan vào ruột. Khi gan bị tổn thương do các bệnh như viêm gan, viêm gan do rượu, ung thư gan, nhiễm độc gan hoặc các vấn đề ứ mật khác, nồng độ đo hoạt độ GGT Gama Glutamyl transferase máu thường tăng cao.

Khi bạn bắt đầu thấy các triệu chứng của bệnh gan như chán ăn, buồn nôn, vàng da, da nổi mẩn ngứa hoặc nếu bạn là người sử dụng rượu và có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ đề xuất thực hiện xét nghiệm đo hoạt độ GGT Gama Glutamyl transferase máu để kiểm tra sức khỏe gan của bạn. Kết quả của xét nghiệm này sẽ cung cấp thông tin quan trọng giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng gan và mức độ tổn thương.

Những trường hợp cần đo hoạt độ GGT Gama Glutamyl transferase máu bao gồm:

  • Bệnh nhân có các dấu hiệu của bệnh gan như: Mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn, da và mắt bị ố vàng, cảm giác bị đầy bụng, màu nước tiểu đậm, có các vạch máu mạng nhện dưới da, da nổi mẩn ngứa.
  • Người sử dụng rượu mạnh cần phải được xét nghiệm để đánh giá mức độ tổn thương gan.
Những điều bạn cần biết về xét nghiệm đo hoạt độ GGT Gama Glutamyl transferase máu 1
Đo hoạt độ GGT Gama Glutamyl transferase máu giúp phát hiện các vấn đề ở gan

Chỉ số đo hoạt độ GGT Gama Glutamyl transferase máu nguy hiểm khi nào?

Chỉ số đo hoạt độ GGT Gama Glutamyl transferase máu của người có sức khỏe bình thường thường dao động dưới 60 UI/L, đây được coi là mức an toàn cho sự hoạt động gan bình thường. Tuy nhiên, mức độ này có sự khác biệt giữa nam và nữ. Ở nam giới, mức chỉ số GGT thường từ 7 đến 32 UI/L, trong khi ở nữ giới, nó thường cao hơn từ 11 đến 50 UI/L.

Khi chỉ số đo hoạt độ GGT Gama Glutamyl transferase máu tăng cao hơn mức bình thường, nguy cơ tổn thương gan tăng lên. Theo đó, tùy thuộc vào mức độ tăng của GGT, ta có thể chia thành ba loại nguy cơ khác nhau:

  • Mức độ nguy cơ nhẹ: Khi chỉ số đo hoạt độ GGT Gama Glutamyl transferase máu tăng từ 1 đến 2 lần so với mức bình thường.
  • Mức độ nguy cơ trung bình: Khi chỉ số đo hoạt độ GGT Gama Glutamyl transferase máu tăng từ 2 đến 5 lần so với mức bình thường.
  • Mức độ nguy cơ nặng: Khi chỉ số đo hoạt độ GGT Gama Glutamyl transferase máu cao hơn 5 lần so với mức bình thường.

Các mức độ này phản ánh sự tổn thương gan và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác nhau. Khi cảm nhận thấy có những biến đổi không bình thường và không thoải mái liên quan đến gan, việc tìm kiếm sự tư vấn y tế để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời là rất quan trọng.

Những điều bạn cần biết về xét nghiệm đo hoạt độ GGT Gama Glutamyl transferase máu 2
Người bệnh cần điều trị kịp thời khi chỉ số GGT có dấu hiệu tăng

Nguyên nhân khiến chỉ số GGT Gama Glutamyl transferase máu tăng cao

Như đã đề cập trước đó, tổn thương gan là một trong những nguyên nhân chính khiến cho chỉ số đo hoạt độ GGT Gama Glutamyl transferase máu tăng cao. Mức độ tổn thương này sẽ ảnh hưởng đến mức độ tăng của GGT, phản ánh mức độ nặng nhẹ của vấn đề. Vậy thì điều gì cụ thể làm cho chỉ số men gan GGT tăng cao, gây nguy hiểm cho sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân phổ biến dưới đây.

  • Bệnh lý ảnh hưởng đến cơ thể: Các bệnh lý như ung thư gan, xơ gan, viêm gan, bệnh đái tháo đường, bệnh phổi, viêm tuyến tụy đều có thể gây tăng chỉ số GGT.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cơ thể, đặc biệt là gan, phổi và thận. Sự thiếu hụt này có thể dẫn đến tăng chỉ số đo hoạt độ GGT Gama Glutamyl transferase máu.
  • Lối sống không khoa học: Thói quen sinh hoạt không điều độ, bao gồm việc thức khuya, dậy muộn và sử dụng thường xuyên các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê đều có thể gây ra các bệnh lý gan và dẫn đến tăng chỉ số GGT.
Những điều bạn cần biết về xét nghiệm đo hoạt độ GGT Gama Glutamyl transferase máu 3
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây tăng chỉ số GGT

Biện pháp kiểm soát GGT Gama Glutamyl transferase máu ổn định

Mỗi người thường có mức độ chỉ số GGT khác nhau. Nếu bạn phát hiện chỉ số GGT tăng cao, đừng quá lo lắng, vì nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể được khắc phục. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể thực hiện để kiểm soát chỉ số GGT một cách hiệu quả.

  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý và lối sống khoa học mỗi ngày. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá. Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết từ rau củ và trái cây, đồng thời hạn chế thức ăn nhanh và chứa nhiều dầu mỡ.
  • Thực hiện các hoạt động thể chất đều đặn và đảm bảo có đủ thời gian nghỉ ngơi để cơ thể luôn khỏe mạnh.
  • Thực hiện các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện sớm bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, bao gồm cả tình trạng chỉ số đo hoạt độ GGT Gama Glutamyl transferase máu tăng cao.
  • Đề phòng những bài thuốc không rõ nguồn gốc vì chúng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn và không được kiểm chứng đầy đủ.
Những điều bạn cần biết về xét nghiệm đo hoạt độ GGT Gama Glutamyl transferase máu 4
Cần đảm bảo chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học để kiểm soát GGT

Như vậy, thông qua bài viết của Nhà thuốc Long Châu, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về xét nghiệm đo hoạt độ GGT Gama Glutamyl transferase máu là gì, nguyên nhân khiến nó tăng cao và cách kiểm soát GGT hiệu quả. Khi phát hiện chỉ số GGT tăng cao, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình và các biện pháp ngăn ngừa để tránh tình trạng suy yếu gan và các biến chứng nguy hiểm khác.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm