Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dẫn lưu Kehr sau phẫu thuật lấy sỏi đường mật là phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị sỏi ống mật chủ. Đây là phương pháp lâu đời và việc nghiên cứu ra phương pháp điều trị này được xem là một trong những thành tựu kinh điển trong ngành y học. Dưới đây là những điều cần biết về dẫn lưu Kehr sau phẫu thuật lấy sỏi đường mật.
Phẫu thuật lấy sỏi đường mật có dẫn lưu Kehr được sử dụng phổ biến để điều trị ngoại khoa sỏi ống mật chủ. Phương pháp điều trị này mang lại nhiều giá trị hữu ích và cứu sống được hàng ngàn người mỗi năm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những điều cần biết về dẫn lưu Kehr sau phẫu thuật lấy sỏi đường mật.
Hiện nay ngày càng nhiều bệnh lý về sỏi đường mật xuất hiện gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Đa số trường hợp sỏi mật trong gan đều cần phải tiến hành mổ. Thông thường, sau các ca phẫu thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp dẫn lưu đường mật chẳng hạn như dẫn lưu túi mật, dẫn lưu ống Kehr đặt trong lòng ống túi mật…
Một trong những phương pháp được sử dụng hàng đầu đó là đặt dẫn lưu Kehr sau phẫu thuật lấy sỏi đường mật với tỷ lệ thành công rất cao lên đến 95%. Phương pháp này không chỉ giúp loại bỏ hết sỏi ra khỏi cơ thể mà còn giúp theo dõi được tình trạng đường mật của người bệnh.
Dẫn lưu Kehr là gì? Ống dẫn lưu Kehr được làm từ cao su latex, một loại cao su mềm, không gây kích ứng hay tổn hại đến các bộ phận khác khi đặt vào trong cơ thể. Ống Kehr còn được gọi là ống chữ T bởi nó có hình dạng gồm ba chạc, giúp cho ống khi được đặt vào trong cơ thể sẽ chắc chắn hơn, đặc biệt sẽ khó bị tụt ra ngoài khi bệnh nhân di chuyển. Ngoài ra, với cấu tạo hình chữ T, một đầu dẫn dịch mật vào đường tiêu hoá và một đầu sẽ dẫn dịch mật ra khỏi cơ thể qua da.
Trên thành ống có thiết kế các lỗ nhỏ với tác dụng dẫn lưu mật đi ra ngoài và xuống tá tràng. Sau phẫu thuật, lượng dịch sẽ được tiết ra rất nhiều, với thiết kế nhiều lỗ nhỏ ở dọc thành ống Kehr đã giúp giải quyết vấn đề này cho người bệnh.
Ống dẫn lưu Kehr được sử dụng với nhiều mục đích, bao gồm:
Thông thường, ống dẫn lưu Kehr sẽ được đặt trong khoảng 10 - 14 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp chưa khỏi hẳn, cần tiếp tục thực hiện tán sỏi sau phẫu thuật hoặc tắc mật do ung thư… người bệnh sẽ được chỉ định điều trị ngoại trú và có thể mang ống dẫn lưu Kehr về nhà. Tán sỏi mật thường được tiến hành sau khi đặt ống Kehr 4 tuần.
Sau khi trải qua một cuộc phẫu thuật, người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt. Đối với trường hợp đặt ống dẫn lưu Kehr người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
Trong đa số trường hợp ống dẫn bị tụt nguyên nhân không xuất phát từ sai sót của bác sĩ. Đôi khi có thể xảy ra nhiễm trùng ổ bụng hoặc dịch mật bị rò rỉ ở chân ống có thể là những nguyên nhân khiến ống dẫn lưu bị tụt. Lúc này, ống dẫn không còn được cố định như ban đầu bởi đầu mối chỉ khâu của ống có thể đã bị tụt. Trong những trường hợp này, người bệnh cần quay lại cơ sở y tế để được xử lý ngay lập tức.
Sau khi được đặt dẫn lưu Kehr, người bệnh có thể xuất hiện các cơn đau, căng tức vùng bụng. Thông thường bắt đầu bằng cơn đau vùng thượng vị rồi lan xuống vùng hạ sườn phải. Nguyên nhân có thể là do áp lực vùng ống mật quá lớn dẫn đến những cơn đau. Lúc này, người bệnh cần được mở đầu ống dẫn lưu để loại bỏ bớt lượng dịch mật, giảm bớt áp lực vùng ống mật, từ đó cơn đau cũng sẽ biến mất.
Cơ thể chúng ta có cơ chế tự bảo vệ bản thân trước các vật lạ xâm nhập vào cơ thể. Ống dẫn lưu cũng được xem là dị vật, vì vậy ban đầu hệ thống miễn dịch có thể sẽ có những phản ứng đào thải ống dẫn ra khỏi cơ thể. Lúc này, người bệnh có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau, nóng vùng dẫn lưu, thậm chí có thể bị sốt.
Trong trường hợp các triệu chứng diễn tiến nghiêm trọng hơn, người bệnh cần thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời. Ngoài ra, cũng đã có trường hợp người bệnh xuất hiện triệu chứng vàng da sau phẫu thuật. Trường hợp này cũng cần báo lại với bác sĩ để được xử lý đúng cách.
Trong trường hợp lượng dịch chảy ra quá nhiều có thể sẽ gây tắc nghẽn ống dẫn lưu, lúc này, dịch có thể bị rò ở chân ống Kehr. Bởi dịch mật có tính kiềm mạnh, trong trường hợp không xử lý sớm có thể gây ăn mòn, chốc lở vùng da tiếp xúc trực tiếp với dịch mật. Hãy nhanh chóng thông báo với bác sĩ để được xử lý và bôi thuốc càng sớm càng tốt khi phát hiện tình trạng này.
Khi rút ống Kehr ra cần thao tác nhẹ nhàng, từ từ và liên tục để tránh gây xước các mô bên trong cơ thể. Sau khi rút ống Kehr ra khỏi cơ thể hoàn toàn thì không cần khâu vết thương lại mà để cho tự động lành.
Trong một số trường hợp người bệnh phải mang ống dẫn lưu về nhà, các bác sĩ cần tiến hành hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh có dẫn lưu Kehr sau phẫu thuật lấy sỏi đường mật trước khi bệnh nhân xuất viện.
Trên đây là những điều cần biết về dẫn lưu Kehr sau phẫu thuật lấy sỏi đường mật. Khi có bất kỳ vấn đề bất thường xuất hiện người bệnh nên thông báo với bác sĩ để kịp thời xử lý. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho bạn cũng như người thân trong gia đình chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Xem thêm: Chi phí mổ sỏi mật là bao nhiêu? Những lưu ý sau khi thực hiện phẫu thuật
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.