Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thuốc sát trùng hay sát khuẩn được sử dụng khá phổ biến với bệnh về da hoặc khi bị chấn thương gây trầy xước da đưa đến bị nhiễm trùng. Dù hiếm gặp nhưng dị ứng thuốc sát trùng vẫn có thể xảy ra.
Tổn thương ngoài da rất dễ bị nhiễm trùng, thông thường đó là những viêm nhẹ, đôi khi tổn thương nặng hơn. Vì vậy ngoài việc dùng thuốc kháng sinh, chúng ta còn cần phải bôi thêm thuốc sát trùng. Để sử dụng thuốc sát trùng hợp lý, an toàn và không bị dị ứng cần lưu ý những điều gì? Bài viết sau sẽ tổng hợp thông tin về thuốc sát trùng và cách phòng ngừa dị ứng nó.
Thuốc sát trùng là thuốc dùng rửa, bôi lên da hoặc niêm mạc được bào chế từ hoá chất dược dụng để diệt vi khuẩn và làm sạch vùng da trước khi tiêm, mổ hoặc điều trị tại chỗ vùng da bị nhiễm vi khuẩn, nấm...
Sử dụng thuốc sát trùng để vệ sinh những vết thương nhỏ, trầy xước
Với các vết thương mà da không bị trầy xước (ví dụ chỉ bị sưng lên tại chỗ), sau khi rửa sạch, có thể chỉ cần sử dụng các thuốc bôi chứa thuốc gây tê để làm giảm đau, không cần dùng đến các thuốc sát trùng.
Một số vết thương hoặc vết bỏng nặng cần đến khám bác sĩ, không nên tự điều trị tại nhà, ví dụ như:
Vết thương:
Vết bỏng:
Thuốc sát trùng lý tưởng là thuốc sát trùng có thể diệt tất cả các vi khuẩn nhưng không làm tổn thương mô. Tuy nhiên, ngay cả khi được sử dụng ở nồng độ điều trị thì các thuốc sát trùng cũng có thể gây hại cho mô.
Ví dụ, các chế phẩm chứa cồn có thể làm mất nước của vùng tổn thương, gây đau và tổn thương tế bào. Chính vì vậy, thuốc sát trùng chỉ nên sử dụng để sát trùng những vùng da còn nguyên vẹn xung quanh vết thương sau khi đã làm sạch, không nên nhỏ trực tiếp vào bên trong lòng vết thương.
Một số thuốc sát trùng thường hay được sử dụng:
Oxy già
Oxy già 3% là thuốc sát trùng ngoài da được sử dụng khá rộng rãi. Khi oxy già tiếp xúc với da, nó sẽ gây phóng thích oxy mới sinh, tạo hiện tượng sủi bọt và làm sạch vết thương một cách cơ học. Do đó, oxy già phù hợp với những nơi mà có thể thoát khí, không nên sử dụng ở những vùng bị áp xe và không nên băng bó trước khi hết sạch khí. Tuy nhiên tác dụng sát khuẩn của oxy già yếu và tương đối ngắn (do chỉ duy trì trong thời gian oxy mới sinh được giải phóng).
Khi sử dụng oxy già, không nên lắc lọ thuốc. Khi mở cần giữ lọ thuốc xa mặt để tránh bị bắn lên mặt. Rửa sạch vùng da cần sát khuẩn trước khi cho oxy già vào. Chỉ nên băng bó vết thương sau khi dung dịch đã khô hết. Nồng độ >3% có thể gây kích ứng và cần phải pha loãng trước khi dùng. Không được bôi vào những vùng kín hoặc nhỏ và những khoang kín của cơ thể vì oxy giải phóng nhưng không thoát ra được, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tắc mạch.
Cồn (ethanol)
Cồn (ethanol) diệt khuẩn tốt ở nồng độ 20 – 70%. Cồn có hiệu quả tốt trong việc diệt trừ các loại vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn lao, một vài loại nấm và virus có vỏ, nhưng tác dụng kém trên bào tử và virus không có vỏ. Tác dụng diệt khuẩn của cồn liên quan đến cơ chế phá hủy màng tế bào, làm biến tính protein của vi sinh vật.
Cần phải thận trọng khi sử dụng cồn tại những vùng da nguyên vẹn xung quanh vị trí tổn thương bởi khi để cồn tiếp xúc trực tiếp với vết thương nó sẽ gây kích ứng mô. Các chế phẩm chứa cồn có thể sử dụng 1 – 3 lần/ngày và vết thương có thể băng lại sau khi đã khô.
Các chế phẩm chứa iod
Chế phẩm chứa iod có 2 dạng chính: Dung dịch iod và povidon iod. Các chế phẩm chứa iod thường được sử dụng để sát trùng vết thương. Iod diệt vi khuẩn (bao gồm cả gram dương và gram âm), nấm, virus và các loài động vật nguyên sinh bằng cơ chế tấn công vào các protein, nucleotid, các acid béo quan trọng, gây chết tế bào.
Chế phẩm chứa iod hay được sử dụng.
Khi dùng các chế phẩm chứa iod để rửa vết thương, iod có thể được hấp thụ toàn thân. Mức độ hấp thu iod phụ thuộc vào nồng độ iod đã sử dụng, tần suất sử dụng cũng như vị trí sử dụng. Cần sử dụng thận trọng cho bệnh nhân bỏng, suy thận và người có bệnh lý về tuyến giáp.
Dung dịch iod: Là hỗn hợp dung dịch iod và kali iodid. Trong một số chế phẩm, có thể có cồn (gọi là cồn iod). Chế phẩm dạng này thường gây đau rát, kích ứng da hơn so với povidon – iod. Nhìn chung, băng bó vết thương thường không được khuyến cáo sau khi sát trùng với dung dịch iod để tránh kích ứng mô, da. Dung dịch iod bám trên da có thể kích ứng mô, đôi khi có thể gây ra kích ứng dạng dị ứng.
Povidon – iod: Là phức hợp của iod với povidon. Povidon – iod giải phóng iod ra ngoài từ từ, tác dụng sát khuẩn không bằng so với dạng chế phẩm chứa iod tự do, nhưng ít kích ứng da và niêm mạc hơn.
Các chế phẩm chứa bạc
Các chế phẩm chứa bạc, ví dụ bạc sulfadiazin cũng thường được dùng để sát trùng ngoài da. Cơ chế sát trùng được cho là có liên quan đến tác động của ion bạc gắn với chuỗi xoắn ADN, ngăn cản việc sao chép và nhân lên.
Thuốc thường được bôi 1 – 2 lần/ngày, tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với mắt. Không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ sắp sinh con, phụ nữ cho con bú và trẻ em dưới 2 tháng tuổi.
Chlorhexidin
Chế phẩm chứa chlorhexidin được sử dụng khá rộng rãi để sát trùng ngoài da do tác dụng diệt khuẩn tốt, độc tính thấp, khả năng bám trên da và niêm mạc tốt. Chlorhexidin hoạt động thông qua phá hủy lớp màng trong và ngoài của vi khuẩn, gây ảnh hưởng đến điện thế màng - yếu tố quan trọng trong việc tạo ATP và làm kết tủa các thành phần của tế bào.
Tác dụng lên bào tử phụ thuộc vào nhiệt độ. Mặc dù nhiều nghiên cứu cho thấy chlorhexidin không hấp thu qua da và ít gây kích ứng, nhưng cần tránh để bắn vào mắt, tai hoặc màng não (tránh các vị trí chọc dịch não tủy).
Phản ứng dị ứng tức thì (còn được gọi là phản ứng qua trung gian loại 1 hoặc IgE) là những phản ứng thường xảy ra khi bị dị ứng. Ở những người bị dị ứng với thuốc sát trùng ngay lập tức, tiếp xúc với thuốc sát trùng dẫn đến việc kích hoạt các tế bào miễn dịch và giải phóng histamine vào mô. Điều này có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng bao gồm ngứa, phát ban (mề đay) và phù mạch (sưng tấy).
Phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phản vệ) có thể dẫn đến khó thở, chóng mặt, tụt huyết áp và suy sụp. Sốc phản vệ thường xảy ra khi thuốc sát trùng tiếp xúc với các bề mặt bên trong (niêm mạc) hoặc các mô sâu hơn trong cơ thể, thông qua một vết hở trên da trong quá trình thực hiện thủ thuật y tế. Những người bị phản vệ với thuốc sát trùng có thể biểu hiện sớm với phát ban nhẹ (mề đay).
Thuốc sát trùng cũng có thể gây viêm da tiếp xúc dị ứng. Trong khi các triệu chứng của viêm da tiếp xúc dị ứng trông tương tự như các triệu chứng của viêm da kích ứng, nó liên quan đến phản ứng dị ứng không tức thời (không qua trung gian IgE). Nó thường xảy ra 12 - 48 giờ sau khi tiếp xúc với thuốc sát trùng.
Mề đay
Là biểu hiện hay gặp và thường là biểu hiện ban đầu của các trường hợp dị ứng thuốc sát khuẩn, xuất hiện và biến mất nhanh. Sau khi sử dụng thuốc vài phút, chậm có thể một ngày, người bệnh có cảm giác nóng bừng, râm ran một vài chỗ trên da như côn trùng đốt, sau đó xuất hiện những sẩn phù màu hồng hoặc đỏ đường kính vài milimet đến vài centimet, ranh giới rõ, mật độ chắc, hình tròn hoặc bầu dục, xuất hiện ở nhiều nơi.
Ngứa là cảm giác khó chịu nhất, xuất hiện sớm, càng gãi càng làm sẩn to nhanh hoặc xuất hiện những sẩn phù khác. Đôi khi kèm theo có khó thở, đau bụng, đau khớp, chóng mặt, buồn nôn, sốt cao. Mề đay dễ tái phát trong thời gian ngắn, ban vừa mất đi đã xuất hiện trở lại.
Mề đay là biểu hiện hay gặp khi bi jdij ứng thuốc sát trùng
Phù Quincke
Xuất hiện sau khi dùng thuốc vài phút cho tới vài giờ, chậm hơn so với mề đay, biểu hiện là trong da và tổ chức dưới da có từng đám sưng nề, đường kính từ 2 – 10cm, thường xuất hiện ở những vùng da có tổ chức lỏng lẻo: môi, cổ, quanh mắt, bụng, bộ phận sinh dục, thanh quản, ruột, dạ dày, não, tử cung.
Phù Quincke thường không gây sốt, không ngứa, màu da ít thay đổi.
Sốc phản vệ
Lâm sàng của sốc phản vệ khá đa dạng, thường xảy ra chớp nhoáng sau dùng thuốc từ vài giây đến 20-30 phút, khởi đầu bằng cảm giác lạ thường (bồn chồn, hoảng hốt, sợ chết, …). Sau đó sẽ xuất hiện nhanh các triệu chứng ở một hoặc nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, da… với những biểu hiện như ngứa khắp người, đau quặn bụng, đại tiểu tiện không tự chủ, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt hoặc không đo được, khó thở. Nặng hơn người bệnh sẽ hôn mê, nghẹt thở, rối loạn tim mạch, ngừng tim và tử vong sau ít phút.
Viêm da dị ứng tiếp xúc
Viêm da dị ứng tiếp xúc chủ yếu là thuốc bôi và mỹ phẩm gây ra. Viêm da dị ứng tiếp xúc thực chất là chàm da (eczema), thương tổn cơ bản là mụn nước kèm theo có ngứa và tiến triển qua nhiều giai đoạn. Bệnh thường xảy ra vài giờ sau tiếp xúc với thuốc, biểu hiện ngứa dữ dội, nổi ban đỏ, mụn nước, phù nề ở chỗ tiếp xúc với thuốc.
Dấu hiệu cho biết bạn đang bị viêm da dị ứng tiếp xúc
Nguyên tắc chung khi xử lý dị ứng thuốc: Ngưng tất cả các loại thuốc nghi ngờ là tác nhân gây dị ứng và tránh dùng trở lại các thuốc này. Sử dụng các thuốc chống dị ứng như antihistamin, corticosteroid, epinephrin, vitamin C liều cao, sử dụng các thuốc chữa triệu chứng, bù nước và chất điện giải nếu cần, chống bội nhiễm nếu có.
Mề đay, phù Quincke,…: Hai loại thuốc chính điều trị.
Một khi xuất hiện các dấu hiệu dị ứng từ mức độ nặng hoặc triệu chứng tiến triển mỗi lúc một tăng, không đáp ứng với thuốc thông thường. Hãy gọi ngay, đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Thông báo ngay cho bác sĩ điều trị/ bác sĩ cấp cứu về tiền sử nhạy cảm và loại tác nhân vừa tiếp xúc trước khi xuất hiện triệu chứng.
Nếu bạn bị dị ứng với thuốc sát trùng, bạn nên:
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc bổ sung kiến thức, có cách phòng ngừa thích hợp trước nguy cơ dị ứng thuốc sát khuẩn.
DS Hoàng Oanh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.