Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có thể với nhiều người liệu pháp sốc điện (ECT) vẫn còn là cái tên xa lạ. Trên thực tế, liệu pháp này đã trải qua một quá trình lịch sử nhiều tranh cãi về hiệu quả và tác dụng phụ mang lại khi giúp bệnh nhân bị triệu chứng rối loạn tâm thần quay về trạng thái bình thường.
Vai trò của ECT trong y học hiện đại không chỉ đơn thuần là một phương pháp điều trị thay thế. Đối với những người bị trầm cảm nặng, rối loạn lưỡng cực và một số tình trạng sức khỏe tâm thần khác, việc tiến hành liệu pháp ECT có thể giúp thay đổi cuộc sống, đặc biệt là trong các tình trạng đe dọa tính mạng mà yếu tố thời gian là điều cốt yếu.
Liệu pháp sốc điện (ECT) là phương pháp điều trị nền tảng cho một số tình trạng tâm thần nghiêm trọng. Thủ thuật này được thực hiện dưới hình thức gây mê toàn thân cho bệnh nhân, tiếp đến sử dụng dòng điện nhỏ truyền qua não để gây ra một cơn co giật ngắn. Nguyên tắc cơ bản của liệu pháp này là những dòng điện gây ra những thay đổi về mặt hóa học trong não, mang lại tác dụng đảo ngược các triệu chứng của một số rối loạn sức khỏe tâm thần một cách nhanh chóng và hiệu quả.
ECT không phải là phương pháp điều trị đầu tiên nhưng thường được xem xét khi các phương pháp điều trị khác không mang lại kết quả mong muốn hoặc khi cần phản ứng nhanh cho bệnh nhân mắc triệu chứng sức khỏe tâm thần.
Có thể nói, liệu pháp sốc điện ECT là minh chứng cho những tiến bộ trong khoa học y tế, được thể hiện qua các yếu tố sau đây:
Nguồn gốc của liệu pháp sốc điện bắt nguồn từ năm 1934 ở Hungary. Thời điểm này, ECT được đánh giá là một phương pháp đột phá giúp giải quyết bệnh tâm thần phân liệt. Năm 1938, bác sĩ tâm thần người Ý Ugo Cerletti đã giới thiệu một phương pháp mới liên quan đến việc truyền dòng điện trực tiếp vào não người để gây ra các cơn co giật nhắm giúp chống lại căn bệnh tâm thần. Đến những năm 1940, giữa lúc Chiến tranh Thế giới thứ hai diễn ra, ECT ngày càng được chú ý và nhanh chóng trở thành phương pháp điều trị tiêu chuẩn tại các bệnh viện tâm thần ở cả Hoa Kỳ và Châu Âu. Những đổi mới trong phương pháp ECT, như đặt điện cực ở một bên não, đã mang lại hiệu quả trong việc làm giảm các tác động bất lợi như mất trí nhớ hoặc khó khăn về ngôn ngữ cho bệnh nhân.
Trên thực tế, mặc dù có hiệu quả nhưng ECT vẫn phải đối mặt với phản ứng dữ dội trong nhiều năm. Giới quan sát cho rằng liệu pháp này là man rợ và tàn nhẫn bởi nó kéo theo những tác dụng phụ lâu dài như tác động đáng kể đến tính cách và khả năng ghi nhớ của con người. Điều này trong thời gian dài đã cản trở ECT được chấp nhận trong các mô hình điều trị sức khỏe tâm thần.
Tuy nhiên, mọi chuyện bắt đầu thay đổi vào giữa những năm 1980. Việc xuất bản các tài liệu quan trọng trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ và việc đưa ra các hướng dẫn tiêu chuẩn hóa vào giữa những năm 1990 đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ECT. Những công bố này đã nhấn mạnh tính hiệu quả của liệu pháp sốc điện, đặc biệt là trong việc điều trị các triệu chứng tâm thần nghiêm trọng và tạo điều kiện cho một cách tiếp cận chuẩn hóa, có độ tin cậy cao như ECT.
Quy trình thực hiện liệu pháp sốc điện bao gồm các bước được thiết kế cẩn thận nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị sức khỏe tâm thần.
Đầu tiên, bệnh nhân được cho sử dụng thuốc gây mê toàn thân và thuốc giãn cơ để không phải đối mặt với cảm giác đau đớn. Bệnh nhân được đặt một dụng cụ vào lưỡi để ngăn ngừa tổn thương lưỡi trong quá trình thực hiện.
Sau khi thuốc mê phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ tiến hành kích thích điện có kiểm soát (các xung ngắn có phạm vi từ 0,5 đến 2,0 mili giây và đôi khi thậm chí còn ít hơn). Những xung điện này được truyền qua các điện cực gắn vào đầu bệnh nhân, gây ra các cơn co giật có kiểm soát. Quá trình này được giám sát chặt chẽ thông qua điện não đồ (EEG), đảm bảo độ chính xác và an toàn.
Một liệu trình thực hiện ECT kéo dài khoảng một giờ, bao gồm 15 đến 20 phút cho thủ thuật và thêm 20 đến 30 phút để nghỉ ngơi sau điều trị. Tần suất điều trị thường kéo dài 2 hoặc 3 lần một tuần, với tổng số 6 đến 12 buổi. Tần suất này và tổng số buổi điều trị được điều chỉnh cá nhân hóa phù hợp với tình trạng và phản ứng của từng cá nhân với việc điều trị.
Vấn đề chăm sóc bệnh nhân sau buổi điều trị là rất quan trọng. Bệnh nhân được khuyến cáo không nên lái xe trong 24 giờ sau khi điều trị và cần có người hỗ trợ bên cạnh cho đến khi đi ngủ, điều này nhằm đảm bảo sức khỏe trong quá trình hồi phục.
Ngoài tác dụng tức thời, ECT còn góp phần tạo ra nhiều thay đổi tích cực trong não. Nó tăng cường lưu lượng máu não, làm thay đổi tính thấm của hàng rào máu não và điều chỉnh cấu hình điện của não. Hơn nữa, ECT còn thúc đẩy hoạt động của gen liên quan đến sự phát triển của tế bào não, kích thích giải phóng hormone và tăng mức độ dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là serotonin và dopamine. Những thay đổi sinh hóa này đóng một vai trò quan trọng trong tác động điều trị của ECT.
Liệu pháp ECT chủ yếu được thực hiện đối với nhiều bệnh tâm thần khác nhau, bao gồm:
Lưu ý là những người đang gặp phải các vấn đề về tim, phổi hoặc hệ thống thần kinh thường được khuyến cáo không áp dụng liệu pháp sốc điện do phương pháp này tạo ra cơn co giật có thể khiến bệnh nhân bị tăng huyết áp, áp lực nội sọ, khả năng tiêu thụ oxy làm ảnh hưởng lên nhịp tim và nhịp thở.
Mặc dù trải qua một quãng thời gian dài gặp phải nhiều tranh cãi, song, liệu pháp sốc điện đến nay đã chứng minh được tầm quan trọng trong điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng. Những bệnh nhân kháng trị với các phương pháp khác chắc chắn sẽ cần đến sự hỗ trợ của bất kỳ phương pháp nào có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh và ECT chính là một lựa chọn hiệu quả đáng để cân nhắc.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.