Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những điều cần lưu ý khi khám phụ khoa lần đầu

Ngày 25/11/2022
Kích thước chữ

Khám phụ khoa lần đầu khiến nhiều chị em hoang mang lo lắng không biết phải chuẩn bị những gì và quy trình thăm khám ra sao. Để giúp các bạn giải quyết băn khoăn này hãy tham khảo ngay những điều cần lưu ý khi khám phụ khoa lần đầu ở bài viết dưới đây.

Khám phụ khoa là việc làm rất cần thiết với phụ nữ nhất là đối với những ai trong độ tuổi sinh sản. Khi khám phụ khoa lần đầu sẽ khiến không ít chị em có tâm lý lo ngại vậy khám phụ khoa lần đầu cần chuẩn bị những gì, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay nhé!

Thời điểm nào nên đi khám phụ khoa lần đầu?

Những điều cần lưu ý khi khám phụ khoa lần đầu 1  Từ 13 đến 15 tuổi phụ nữ nên đi khám phụ khoa lần đầu.

Trên thực tế không có quy định phụ nữ nên bắt đầu thực hiện lần khám phụ khoa đầu tiên trong cuộc đời vào khi nào. Tuy nhiên ở độ tuổi từ 13 đến 15, các chuyên gia khuyến cáo nên đi khám phụ khoa lần đầu.

Nhiều chị em thường cảm thấy lo lắng trước khi quyết định đi khám phụ khoa lần đầu tiên. Đây là điều hoàn toàn bình thường nếu có thể, chị em nên trao đổi với người thân gia đình, cha mẹ sẽ giúp mang lại cảm giác thoải mái hơn. Trong lúc khám, các bạn cũng có thể bày tỏ cảm giác lo lắng để bác sĩ biết nhằm tìm cách trấn an tinh thần cho bạn.

Quy trình khám phụ khoa lần đầu như thế nào?

Những điều cần lưu ý khi khám phụ khoa lần đầu 2 Khi khám phụ khoa bác sĩ thường sẽ hỏi rất nhiều câu hỏi về bản thân bạn.

Lần khám phụ khoa lần đầu tiên đơn thuần chỉ là một cuộc nói chuyện của bạn và bác sĩ về các vấn đề vùng kín. Tuy nhiên, nếu phát hiện các triệu chứng bất thường bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bạn thực hiện một số xét nghiệm nhất định để chẩn đoán bệnh..

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ thường sẽ hỏi rất nhiều câu hỏi về bản thân bạn trong số chúng có thể liên quan đến vấn đề cá nhân như chu kỳ kinh nguyệt và các hiện tượng đã từng gặp phải như chậm kinh, rong kinh, kinh sớm hay thói quen sinh hoạt tình dục để các bác sĩ nắm bắt được. Nếu lo lắng về vấn đề này, bạn hãy thẳng thắn trao đổi với bác sĩ nhằm đảm bảo thông tin được giữ bí mật.

Những xét nghiệm được thực hiện khi khám phụ khoa lần đầu

Những điều cần lưu ý khi khám phụ khoa lần đầu3 Khám bộ phận sinh dục ngoài thường được thực hiện khi khám phụ khoa.

Đôi khi bạn phải thực hiện một số kiểm tra ngay trong lần đầu tiên đi khám phụ khoa. Nếu lo ngại, bạn có thể đề nghị để người thân gia đình cùng tham gia vào quá trình thực hiện. Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện các bước thăm khám sau:

Khám sức khỏe tổng quát

Khám sức khỏe tổng quát bao gồm đo chiều cao, cân nặng, đo huyết áp và kiểm tra bất kỳ vấn đề về sức khỏe nào khác mà bạn có thể đang mắc phải.

Khám bộ phận sinh dục ngoài

Bác sĩ sẽ quan sát âm hộ để xác định một vài vấn đề bất thường nếu có. Bạn có thể được cung cấp một tấm gương để có thể trực tiếp nhìn vào các vị trí trên âm hộ của mình. Đây là cơ hội tốt để tìm hiểu về cơ thể của chính và bác sĩ sẽ giúp bạn gọi tên của từng chi tiết trên bộ phận sinh dục.

Khám vùng chậu

Thường thì bạn không cần phải thăm khám vùng chậu ở lần khám phụ khoa đầu tiên trừ khi bạn đang có vấn đề bất thường. Nếu bạn đã có quan hệ tình dục, thì việc thực hiện các xét nghiệm đối các bệnh lây truyền qua đường tình dục là điều cần thiết.

Hầu hết các xét nghiệm cần thực hiện đối với thanh thiếu niên trong độ tuổi teen ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị tiêm phòng một số loại vắc xin nhất định.

Thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung khi bác sĩ nghi ngờ bạn có thể mắc căn bệnh này bao gồm pap’smear và/hoặc HPV. Khi thực hiện khám sẽ khiến bạn cảm thấy thốn nhẹ, hơi ê tuy nhiên hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên cần lưu ý việc thực hiện các xét nghiệm này có thể khiến cổ tử cung chảy máu một ít nhưng sẽ không nhiều và không lan ra ngoài.

Sau khi thực hiện xét nghiệm, bạn nên kiêng quan hệ tình dục 2 - 3 ngày để vị trí chảy máu tại cổ tử cung được lành hoàn toàn.

Thực hiện siêu âm đầu dò

Bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm đầu dò để kiểm tra tử cung và buồng trứng có khối u hay không. Đây là một kỹ thuật không gây đau đớn cho người thực hiện nếu thả lỏng vùng cơ mông.

Giải đáp khám phụ khoa lần đầu có đau không?

Cảm giác đau khi khám phụ khoa còn tùy thuộc vào chủ quan của mỗi người. Nếu giữ cơ thể thả lỏng hoàn toàn thoải mái thì các cơ vùng chậu sẽ mềm mại từ đó giúp thuận tiện cho việc thăm khám bằng mỏ vịt của bác sĩ.

Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ căng thẳng bằng việc trò chuyện, giải thích. Trong lúc đó, mỏ vịt sẽ được đặt nhẹ nhàng với kích cỡ của cổ tử cung của từng người. Khi đặt, bác sĩ sẽ định hướng đường đi trong âm đạo giúp người bệnh không cảm thấy khó chịu.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những điều cần lưu ý khi khám phụ khoa lần đầu. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích và làm giảm bớt lo lắng khi khám phụ khoa lần đầu tiên.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin