Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Những đối tượng nguy cơ mắc viêm gan D và biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan D

Ngày 10/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm gan D là bệnh lý do virus viêm gan D gây ra và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm xảy ra ở gan. Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm gan D và những đối tượng nguy cơ mắc viêm gan D, mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Viêm gan D là một trong những bệnh lý truyền nhiễm gây bệnh tại gan nguy hiểm nhất hiện nay. Virus viêm gan D khi xâm nhập vào gan sẽ gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh và có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được điều trị kịp thời. Hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ với bạn đọc về những đối tượng nguy cơ mắc viêm gan D và các biện pháp phòng ngừa căn bệnh này.

Viêm gan D là bệnh gì?

Viêm gan D là một bệnh lý nhiễm trùng xảy ra tại gan do virus viêm gan D (HDV) gây ra. Đây là một dạng viêm gan gây suy giảm chức năng gan và nhiều biến chứng nguy hiểm xảy ra ở gan như xơ gan, sẹo gan hay ung thư gan.

Viêm gan D xảy ra dưới dạng đồng nhiễm với bệnh viêm gan B (HBV). Do đó, HDV chỉ có thể lây nhiễm cho những bệnh nhân cũng mắc phải virus viêm gan B.

Bệnh viêm gan D được chia thành 2 dạng là:

  • Cấp tính: Ở dạng này, bệnh thường xảy ra một cách đột ngột với các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn nhưng không gây tổn thương vĩnh viễn ở gan.
  • Mạn tính: Xảy ra khi tình trạng nhiễm viêm gan D kéo dài trên 06 tháng và có nguy cơ tiến triển thành nhiều bệnh lý nguy hiểm về gan như xơ gan, xơ gan mất bù

Con đường lây nhiễm virus viêm gan D chủ yếu qua đường tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết của người mang bệnh. Vậy đối tượng nguy cơ mắc viêm gan D là những ai?

Những đối tượng nguy cơ mắc viêm gan D và biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan D 1
Viêm gan D là một căn bệnh truyền nhiễm do virus HDV gây ra tại gan

Đối tượng nguy cơ mắc viêm gan D là những ai?

Trước khi tìm hiểu về những đối tượng nguy cơ mắc viêm gan D, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ với bạn đọc về các nguyên nhân gây ra căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.

Theo đó, tình trạng đồng nhiễm hoặc bội nhiễm từ bệnh viêm gan B là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh viêm gan D. Ngoài ra, bệnh viêm gan D có thể lây nhiễm từ người này sang người kia thông qua các con đường như sau:

  • Đường máu: Bệnh viêm gan D có thể lây nhiễm từ người sang người thông qua các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết của người mang bệnh cũng là nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn, sử dụng chung đồ cá nhân, dùng chung bơm tiêm chích HIV, dụng cụ y tế không được tiệt trùng sạch…
  • Đường tình dục: Việc quan hệ tình dục không an toàn chính là một nguyên nhân làm lây nhiễm bệnh viêm gan D rất cao. Sự tiếp xúc trực tiếp với tinh dịch, dịch âm đạo, vết xước trên da của người mang virus HDV sẽ khiến đối tác có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Quan hệ đồng tính có tỷ lệ lây nhiễm viêm gan D cao hơn.
  • Lây nhiễm từ mẹ sang con: Theo thống kê, tỷ lệ lây nhiễm bệnh viêm gan D từ mẹ sang con trong thai kỳ là rất thấp. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn tại một số trường hợp trẻ được sinh ra nhiễm phải virus HDV khi có mẹ mắc căn bệnh này.

Từ những nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan D được nêu trên thì những đối tượng nguy cơ mắc viêm gan D có thể kể đến như sau:

  • Người mắc phải căn bệnh viêm gan B mạn tính.
  • Người thực hiện quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm virus viêm gan D.
  • Người quan hệ tình dục đồng giới.
  • Người sống chung hay sử dụng chung đồ dùng cá nhân với bệnh nhân viêm gan D.
  • Người tiêm chích ma tuý.
  • Bệnh nhân phải lọc máu và chạy thận nhân tạo.
  • Nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết của bệnh nhân viêm gan D.
Những đối tượng nguy cơ mắc viêm gan D và biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan D 2
Bệnh nhân chạy thận là một trong các đối tượng nguy cơ mắc viêm gan D

Dấu hiệu của bệnh viêm gan D

Nhìn chung, không phải ca bệnh viêm gan D nào cũng xuất hiện triệu chứng bệnh cụ thể và rất khó để phân biệt được triệu chứng của bệnh viêm gan D với các bệnh viêm gan khác.

Virus viêm gan D có thể xâm nhập vào cơ thể và ủ bệnh trong một thời gian dài trước khi gây ra các triệu chứng. Những triệu chứng điển hình mà bệnh nhân bị viêm gan D có thể gặp phải như:

  • Vàng da và vàng củng mạc mắt;
  • Sốt nhẹ;
  • Nước tiểu có màu vàng đậm;
  • Đau bụng thường xuyên;
  • Buồn nôn và nôn ói;
  • Đau khớp;
  • Chán ăn;
  • Suy nhược cơ thể.

Như đã nói ở trên, bệnh viêm gan D và viêm gan B có mối quan hệ đồng nhiễm hoặc bội nhiễm nên triệu chứng của hai bệnh lý này là tương tự nhau. Đôi khi, bệnh viêm gan D có thể khiến các triệu chứng của bệnh viêm gan B trở nên nghiêm trọng hơn và gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khoẻ của bệnh nhân.

Những đối tượng nguy cơ mắc viêm gan D và biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan D 3
Vàng da là một trong các triệu chứng điển hình của bệnh viêm gan D

Biện pháp phòng ngừa viêm gan D

Hiện nay, chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm gan D khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân viêm gan D thường được chỉ định sử dụng thuốc nhằm mục đích giảm tải lượng virus HDV trong cơ thể. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa căn bệnh này là điều rất quan trọng và cần thiết.

Bệnh viêm gan D thường chỉ xuất hiện ở những bệnh nhân bị bệnh viêm gan B. Do đó, việc tiêm phòng vắc xin viêm gan B đầy đủ là một trong những biện pháp phòng ngừa viêm gan D hiệu quả nhất nên được Bộ Y tế khuyến cáo thực hiện.

Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo thời gian tốt nhất để tiêm phòng vắc xin viêm gan B đạt hiệu quả cao bao gồm:

  • Mũi vắc xin thứ 1: Trong vòng 24 giờ sau sinh;
  • Mũi vắc xin thứ 2: Cách mũi thứ nhất 1 tháng;
  • Mũi vắc xin thứ 3: Cách mũi thứ hai 5 tháng.

Bên cạnh đó, bạn có thể phòng ngừa bệnh viêm gan D bằng cách xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh, cụ thể là:

  • Hạn chế sử dụng bia rượu và chất kích thích.
  • Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm được chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, chất béo bão hoà… Nên ăn nhiều hoa quả tươi và rau xanh.
  • Quan hệ tình dục an toàn.
  • Không sử dụng chung đồ cá nhân với người khác như bàn chải đánh răng, dao cạo râu…
  • Không dùng lại kim tiêm đã sử dụng.
  • Lựa chọn những cơ sở xăm hình hoặc bấm khuyên tai uy tín, đảm bảo dụng cụ vô khuẩn để hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan D.
  • Nhân viên y tế nên sử dụng găng tay y tế khi thực hiện các thủ thuật trên bệnh nhân như lấy máu, xử lý vết thương…
  • Thăm khám sức khoẻ định kỳ 06 tháng/lần.
Những đối tượng nguy cơ mắc viêm gan D và biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan D 4
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B là biện pháp phòng ngừa viêm gan D hiệu quả

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về bệnh viêm gan D mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp được. Hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm này, nắm được những đối tượng nguy cơ mắc viêm gan D và các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm