Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

HIV không lây qua đường nào và cách phòng ngừa HIV

Ngày 11/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

HIV là một bệnh nguy hiểm vậy nên nhiều người cảm thấy lo lắng về khả năng lây nhiễm khi tiếp xúc với người mắc bệnh. Điều này tạo ra một rào cản lớn trong cuộc sống của cả bệnh nhân và người xung quanh họ. Có kiến thức về việc HIV không lây qua đường nào có thể giúp thu hẹp khoảng cách này.

Nhờ các chiến dịch truyền thông nhằm tăng cường hiểu biết về HIV đối với cộng đồng, hiện nay hầu hết mọi người đã nhận thức được rằng căn bệnh này thường lây lan qua quan hệ tình dục và việc sử dụng chung kim tiêm. Nhưng lại ít người hiểu rõ vây HIV không lây qua đường nào và các cách phòng ngừa khi tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm HIV?

Tổng quan về HIV

HIV là một hội chứng suy giảm miễn dịch ở con người, do virus HIV (Human Immunodeficiency Virus) gây ra. Loại virus này thuộc họ Retroviridae và có vật chất di truyền là ARN một sợi dương với áo ngoài. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus này nhân lên và tấn công hệ thống miễn dịch bao gồm cả các đại thực bào và lympho bào T. Kết quả là suy giảm chức năng miễn dịch, tạo điều kiện cho sự phát triển hoặc xâm nhập của các vi sinh vật gây hại, điều này giải thích tại sao HIV thường được gọi là bệnh cơ hội.

Hiện tại, vẫn chưa có phương pháp chữa trị HIV hoàn toàn, do đó người mắc bệnh cần duy trì việc sử dụng thuốc suốt đời. Tuy nhiên, nếu họ tuân thủ đúng phác đồ điều trị, có khả năng kéo dài tuổi thọ mà không thua kém so với người không mắc bệnh.

HIV là một bệnh gây nguy hiểm cho bệnh nhân và xã hội
HIV là một bệnh gây nguy hiểm cho bệnh nhân và xã hội

Các con đường lây nhiễm HIV

HIV không tồn tại trong môi trường tự nhiên và người nhiễm HIV là nguồn lây truyền duy nhất cho những người xung quanh. Ba con đường chính để truyền nhiễm HIV bao gồm:

Qua đường máu

Máu và các sản phẩm máu có khả năng lây HIV từ người này sang người kia qua các cách sau:

  • Sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc các công cụ y tế có tiếp xúc với máu của người nhiễm HIV.
  • Sử dụng chung dao cạo, kim xăm, kim xăm mày, kim châm cứu,...
  • Tiếp xúc với máu của người nhiễm HIV thông qua vết thương hoặc vết cắt hở.

Qua đường tình dục

Quan hệ tình dục không an toàn với những người nhiễm HIV làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Nguy cơ cao nhất xảy ra trong trường hợp quan hệ qua đường hậu môn, tiếp theo là qua đường âm đạo, và cuối cùng là qua đường miệng.

Từ mẹ sang con

Virus HIV có khả năng xâm nhập cơ thể trẻ sơ sinh thông qua ba con đường sau:

  • Truyền từ mẹ sang con thông qua nhau thai trong quá trình mang thai.
  • Truyền từ mẹ sang con qua nước ối, dịch âm đạo hoặc máu mẹ tiếp xúc với niêm mạc hoặc vết thương của trẻ sơ sinh.
  • Truyền từ mẹ sang con qua sữa mẹ.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp hiếm gặp khi mẹ mắc HIV, nhưng em bé mới sinh lại không nhiễm HIV.

Sử dụng chung kim tiêm là một trong những nguyên nhân chính nhiễm HIV
Sử dụng chung kim tiêm là một trong những nguyên nhân chính nhiễm HIV

HIV không lây qua đường nào?

Ngày nay khi phương tiện truyền thông phát triển, con người dễ dàng hiểu biết được những con đường lây nhiễm của HIV. Vậy HIV không lây qua đường nào?

Nước hoặc không khí

HIV không thể tồn tại lâu bên ngoài cơ thể con người, chẳng hạn trong không khí hay nước. Trong phòng thí nghiệm, khi tiếp xúc với không khí, virus HIV mất khả năng lây bệnh từ 90 đến 99% chỉ trong vài giờ. Chúng cũng không thể tồn tại trong nước, vì vậy việc chia sẻ không gian sống, bể bơi hoặc bồn tắm với người mắc HIV là hoàn toàn an toàn.

Dùng chung các dụng cụ như bát đĩa, dao nĩa, hoặc ly uống nước

Hiện chưa có bất kỳ bằng chứng nào về việc lây truyền HIV thông qua việc sử dụng chung các đồ dùng như bát đĩa, dao nĩa hoặc uống chung từ ly nước. Tuy nhiên, khi sống chung với người mắc HIV, do tiếp xúc liên tục và kéo dài, có thể tăng nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt trong các tình huống như khi họ đang trong giai đoạn cấp tính của bệnh như lao phổi, nhiễm nấm miệng, hoặc có loét miệng,...

Cần chú ý không sử dụng chung dao cạo hoặc bàn chải đánh răng. Những dụng cụ cá nhân này có nguy cơ lây truyền bệnh trong trường hợp máu nhiễm HIV tiếp xúc do chảy máu chân răng hoặc tổn thương da khi sử dụng dao cạo.

Côn trùng, muỗi, bọ ve, hoặc các loại côn trùng khác

Thực tế, khi chúng cắn người, chúng chỉ tiết ra một ít nước bọt mà không thể truyền ngược máu từ người này sang người khác. Điều này liên quan đến việc HIV không thể tồn tại hoặc sinh sản bên ngoài cơ thể của người, và do đó không thể truyền sang côn trùng hoặc bọ ve để sau đó lây truyền cho người khác. Vì vậy, côn trùng không thể đóng vai trò vật trung gian trong việc truyền tải HIV, khác với một số bệnh truyền nhiễm khác.

Các chất lỏng như nước bọt, nước mắt, mồ hôi, phân hoặc nước tiểu không lẫn với máu

Trong trường hợp nhiễm HIV, các loại dịch tiết cơ thể có nguy cơ truyền virus bao gồm máu, sữa mẹ và dịch tiết sinh dục. Các loại dịch tiết khác (như nước bọt, nước mắt, mồ hôi, phân hoặc nước tiểu không có sự kết hợp với máu) được xem là an toàn khi tiếp xúc. Tuy nhiên, khả năng truyền bệnh của chúng có thể tăng lên đáng kể nếu chúng bị pha trộn hoặc tiếp xúc với các loại dịch tiết có nguy cơ (như máu hoặc dịch tiết sinh dục).

Hôn

Như đã đề cập ở trên, nước bọt nguyên thủy không có khả năng truyền tải virus HIV từ người mắc bệnh sang người khác. Do đó, việc hôn môi được xem là an toàn, đặc biệt khi dịch tiết tiếp xúc chủ yếu là nước bọt. Tuy nhiên, cần chú ý đến trường hợp nước bọt bị kết hợp với máu do viêm lợi. Mặc dù nguy cơ truyền nhiễm thấp hơn so với các hoạt động tình dục khác, hành động này vẫn cần sự cân nhắc cẩn thận, đặc biệt đối với những người sống chung với người mắc HIV.

Bắt tay, ôm ấp, hoặc sử dụng chung nhà vệ sinh

HIV không thể lây truyền qua da không bị tổn thương. Bất kỳ tiếp xúc da như bắt tay, ôm ấp với người mắc bệnh HIV đều không có khả năng gây nhiễm trùng cho bạn.

HIV không lây qua đường nào là câu hỏi nhiều người thắc mắc
HIV không lây qua đường nào là câu hỏi nhiều người thắc mắc

Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV

Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV bao gồm các hành động và biện pháp an toàn để ngăn ngừa sự truyền tải của virus HIV. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh HIV như:

  • Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su khi có quan hệ tình dục để ngăn ngừa lây truyền HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
  • Kiểm tra và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD): Điều trị STD kịp thời để giảm nguy cơ lây truyền HIV qua các tổn thương hoặc viêm nhiễm trong khu vực bệnh lây truyền.
  • Tránh sử dụng chung kim tiêm hoặc dụng cụ tiêm chích để ngăn ngừa lây truyền HIV.
  • Truyền từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai nên tham gia chăm sóc thai kỳ đầy đủ và theo dõi điều trị để ngăn ngừa lây truyền HIV từ mẹ sang con.
  • Chia sẻ kiến thức và loại bỏ sự kỳ thị: Giáo dục và tạo sự hiểu biết trong cộng đồng về HIV/AIDS để loại bỏ sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người mắc bệnh HIV.
  • Sử dụng các dịch vụ và tài liệu hỗ trợ: Sử dụng tài liệu giáo dục và tìm kiếm hỗ trợ từ tổ chức chuyên về HIV/AIDS để hiểu rõ hơn về bệnh và biện pháp phòng ngừa HIV.

HIV đe dọa sức khỏe của cá nhân và xã hội, nhưng với kiến thức và nhận thức đúng đắn, chúng ta có thể chung sống và tương tác với những người mắc HIV một cách an toàn. Việc chia sẻ thông tin và tạo sự hiểu biết về HIV/AIDS là quan trọng để loại bỏ sự kỳ thị và giảm thiểu nguy cơ lây truyền bệnh. Hãy chia sẻ thông tin hữu ích này với bạn bè và người thân của bạn để góp phần vào việc lan tỏa nhận thức về bệnh HIV không lây qua đường nào để giúp xây dựng một xã hội thân thiện và hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm