Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi nói đến thực phẩm, phần vỏ thường được xem nhẹ và bị loại bỏ trước khi ăn hoặc chế biến. Nhưng thực tế, nhiều loại vỏ thực phẩm lại có chứa một lượng lớn vitamin, khoáng chất và chất xơ quan trọng tốt cho cơ thể. Vậy đâu là thực phẩm nên ăn cả vỏ, có những lưu ý gì khi tiêu thụ để đảm bảo sức khỏe? Những thông tin dưới đây của nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Lựa chọn thực phẩm nên ăn cả vỏ không chỉ giúp bạn tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của một số loại thực phẩm mà còn giúp giảm lượng chất thải. Điều này không chỉ có lợi cho sức khỏe của bạn mà còn có lợi cho môi trường.
Các loại vỏ trái cây và rau củ có lợi cho sức khỏe có rất nhiều, dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của một số vỏ trái cây và rau củ được các chuyên gia ghi nhận:
Các loại vitamin có trong vỏ trái cây và rau củ đóng vai trò quan trọng như những co-enzyme hỗ trợ quá trình chuyển hóa và duy trì hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.
Vỏ trái cây và rau củ là nguồn chất xơ phong phú mang lại nhiều lợi ích:
Chất chống oxy hóa trong vỏ trái cây và rau củ giúp trung hòa các gốc tự do, ngăn ngừa stress oxy hóa – một nguyên nhân gây tổn thương tế bào và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc bổ sung chất chống oxy hóa thường xuyên giúp:
Lớp vỏ của cà chua chứa lượng lớn lycopene – một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Không chỉ vậy, vỏ cà chua còn giàu chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Khi chế biến món ăn như nước sốt hay canh, hãy giữ nguyên vỏ để tận dụng tối đa nguồn dinh dưỡng này.
Vỏ táo là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, vitamin C và các hợp chất polyphenol giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, các nghiên cứu cho thấy rằng việc ăn cả vỏ táo có thể giúp kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Hãy chọn táo hữu cơ hoặc rửa sạch để an tâm thưởng thức cả vỏ.
Vỏ quả lê rất giàu chất xơ, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và duy trì cảm giác no lâu hơn. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong vỏ lê còn giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và giảm viêm. Đây sẽ là thực phẩm nên ăn cả vỏ mà bạn không nên bỏ qua.
Vỏ chuối có tác dụng gì? Ít ai biết rằng vỏ chuối chứa nhiều kali, vitamin B6 và chất chống oxy hóa. Dù thường bị bỏ qua, vỏ chuối lại rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt khi được chế biến thành món sinh tố hoặc làm nguyên liệu trong các món ăn. Hãy thử nghiệm và khám phá lợi ích từ phần vỏ này.
Phần lớn dưỡng chất của dưa chuột tập trung ở lớp vỏ ngoài xanh thẫm. Lớp vỏ này là nguồn giàu kali, chất chống oxy hóa và chất xơ. Đặc biệt, vỏ dưa chuột chứa lượng lớn vitamin K, hỗ trợ quá trình đông máu và giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên, nếu dưa chuột không phải là loại hữu cơ và được phủ lớp sáp dày, bạn nên loại bỏ vỏ để đảm bảo an toàn, chỉ ăn phần ruột bên trong.
Xoài là thực phẩm nên ăn cả vỏ vì lượng chất dinh dưỡng có trong vỏ xoài không kém hơn phần thịt vỏ là bao. Với hàm lượng chất xơ dồi dào, cùng vitamin E, vitamin C, các chất chống oxy hóa, polyphenol, carotenoid và cả các axit béo omega-3, omega-6, vỏ xoài thực sự là một "kho báu" dinh dưỡng. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng vỏ xoài chứa urushiol, một chất hóa học có thể gây phát ban ở những người nhạy cảm, tương tự như cây thường xuân độc. Nếu cơ thể bạn không dị ứng với chất này, đừng ngần ngại tận dụng vỏ xoài để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Vỏ kiwi tuy có vẻ ngoài sần sùi và lông tơ, nhưng lại là nguồn dinh dưỡng dồi dào đáng kinh ngạc. Vỏ kiwi chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và flavonoid, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do.
Mặc dù phần thịt quả có hàm lượng vitamin C cao hơn, nhưng vỏ kiwi vẫn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi, đặc biệt là chất xơ và polyphenol. Nếu cảm thấy khó chịu với lớp lông, bạn có thể cạo sạch trước khi ăn hoặc chọn loại kiwi vàng với vỏ mỏng hơn. Tuy nhiên, một số người có thể bị kích ứng do hợp chất actinidin trong kiwi, vì vậy hãy thử với lượng nhỏ trước nếu bạn chưa quen. Ăn cả vỏ kiwi giúp bạn hấp thu tối đa dưỡng chất từ loại quả nhỏ bé này.
Mặc dù vỏ bí ngòi có vị hơi đắng, nhưng lợi ích dinh dưỡng mà nó mang lại thì không thể bỏ qua. Vỏ bí ngòi giàu chất xơ, kali, vitamin C, và đặc biệt là các chất chống oxy hóa như: Lutein, carotenoid, và zeaxanthin, rất tốt cho sức khỏe mắt và làn da. Hãy tận dụng bí ngòi nguyên vỏ để chế biến các món ăn ngon miệng như: Salad, canh hay món xào để vừa bổ dưỡng vừa đa dạng bữa ăn.
Mặc dù nhiều người cho rằng vỏ tôm rất giàu canxi, thực tế lượng canxi trong vỏ tôm không đáng kể. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa vỏ tôm không có lợi ích. Vỏ tôm chứa kitin, một chất giúp giảm cholesterol và ngăn ngừa béo phì. Ngoài ra, chitosan, một thành phần đặc biệt trong vỏ tôm có khả năng cải thiện huyết áp, hạn chế sự hấp thu chất béo, đồng thời tạo cảm giác no, rất hữu ích cho những ai đang muốn kiểm soát cân nặng.
Lớp vỏ cà tím không chỉ chứa lượng lớn chất chống oxy hóa mà còn là nơi tập trung hầu hết các dưỡng chất của loại quả này. Những quả cà tím có màu càng sẫm thì hàm lượng chất chống oxy hóa càng cao. Nếu bạn cảm thấy lớp vỏ hơi dai, hãy thử nướng cả quả cà tím và thưởng thức hương vị đậm đà cùng dinh dưỡng mà thực phẩm nên cả cả vỏ này chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.
Lớp vỏ mịn màng của quả đào là nguồn cung cấp dồi dào chất chống oxy hóa, vitamin và chất xơ. Nhờ vậy, ăn vỏ đào không chỉ hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, mà còn giúp giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. Đừng bỏ qua lớp vỏ giàu dinh dưỡng này nếu bạn muốn tận dụng toàn bộ lợi ích của trái đào.
Khoai tây là loại thực phẩm thường bị lãng phí phần vỏ giàu dinh dưỡng. Trong khi nhiều người chỉ ăn phần ruột, lớp vỏ mỏng của khoai tây lại chứa rất nhiều chất xơ, cùng các vitamin B, vitamin C, kali, canxi và sắt. Hãy thử chế biến khoai tây nguyên vỏ bằng cách nướng hoặc áp chảo để vừa giữ trọn dinh dưỡng, vừa tạo hương vị thơm ngon.
Ít ai biết rằng phần trắng của vỏ dưa hấu là nguồn giàu axit amin citrulline, một hợp chất có vai trò hỗ trợ tuần hoàn máu, giúp giãn mạch và có thể giảm đau cơ sau khi vận động. So với phần thịt đỏ, phần trắng của vỏ dưa hấu chứa hàm lượng citrulline cao hơn.
Nếu không quen ăn sống, bạn có thể ngâm chua, ép lấy nước hoặc xào phần trắng của vỏ dưa hấu như một loại rau, vừa lạ miệng, vừa bổ dưỡng. Tuy nhiên, phần vỏ xanh cứng bên ngoài không chứa nhiều citrulline và thường khó tiêu hóa, nên không khuyến khích sử dụng.
Một số người có thể bị dị ứng với một số loại vỏ trái cây nhất định. Nếu bạn chưa từng thử ăn một loại trái cây nào đó với vỏ, hãy bắt đầu từ từ để theo dõi phản ứng của cơ thể.
Nên mua trái cây và rau củ từ các nguồn uy tín, như siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm hữu cơ, để đảm bảo rằng sản phẩm không chứa hóa chất độc hại. Việc này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn đảm bảo rằng bạn đang tiêu thụ những sản phẩm chất lượng.
Khi bổ sung thực phẩm nên ăn cả vỏ vào chế độ ăn uống, bạn cũng cần tuân thủ nguyên tắc ăn uống khoa học. Không nên chỉ tập trung vào loại thực phẩm này mà bỏ qua các loại thực phẩm khác. Một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều loại thực phẩm sẽ giúp bạn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Việc rửa sạch trái cây và rau củ là rất quan trọng để loại bỏ bụi bẩn và dư lượng thuốc trừ sâu. Ngay cả với các sản phẩm hữu cơ, việc này cũng không thể bỏ qua.
Mặc dù thực phẩm nên ăn cả vỏ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng có một số tác hại tiềm ẩn nếu tiêu thụ không đúng. Để tránh các tác hại này, bạn nên chọn thực phẩm hữu cơ và rửa sạch chúng trước khi tiêu thụ. Bằng cách này, bạn có thể tận dụng tối đa dinh dưỡng từ vỏ mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình và gia đình.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.