Trái cây rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải tất cả các loại trái cây đều tốt với phụ nữ mang thai. Tình trạng mở rộng cổ tử cung và gây ra các cơn co thắt bên trong tử cung có thể xuất phát từ việc ăn những loại trái cây gây sảy thai.
Đâu là những loại trái cây gây sảy thai?
Dấu hiệu sảy thai
Dấu hiệu sảy thai phổ biến là chảy máu âm đạo. Tình trạng này có thể thay đổi từ lấm tấm nhẹ hoặc tiết dịch màu nâu đến chảy máu nhiều và máu đỏ tươi, cục máu đông. Điều này có thể xảy ra trong vài ngày.
Chảy máu âm đạo - dấu hiệu sảy thai
Tuy nhiên, hiện tượng chảy máu âm đạo nhẹ khá phổ biến trong 3 tháng đầu mang thai và không đồng nghĩa với việc bạn bị sảy thai. Mặc dù vậy, trong quá trình mang thai, nếu bạn gặp phải tình trạng này, hãy liên hệ với bác sĩ để kiểm tra và tư vấn kịp thời.
Bên cạnh chảy máu âm đạo, các triệu chứng có thể là dấu hiệu của việc sảy thai bao gồm: chuột rút và đau bụng dưới, tiết dịch hay dịch mô từ âm đạo. Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu có hiện tượng đau bụng dữ dội và dai dẳng, đau ở đầu vai, nôn mửa và tiêu chảy.
Những loại trái cây gây sảy thai
Mang thai là một điều hạnh phúc xen lẫn lo lắng của những người làm cha làm mẹ. Giữ gìn sức khỏe khi mang thai trở thành điều rất quan trọng. Chế độ ăn uống lành mạnh, dinh dưỡng và cân bằng sẽ làm nền tảng cho một em bé khỏe mạnh. Và việc ăn trái cây cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Nhà thuốc Long Châu khuyên bạn không nên ăn một số loại trái cây gây sảy thai.
Đu đủ có thể gây sảy thai
Đu đủ là một loại trái cây có vị ngọt, mọng nước, thịt màu cam và là một phương thuốc chữa chứng khó tiêu. Nó được phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới với sự đa dạng về chủng loại và kích cỡ khác nhau. Tiêu thụ đu đủ trong quá trình mang thai có thể gây sảy thai. Điều này là do các enzym trong đu đủ hoạt động tạo ra sự co bóp trong tử cung, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến sảy thai hoặc các cơn đau chuyển dạ sớm.
Bạn nên tránh ăn đu đủ để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé
Đu đủ có chứa mủ gây ra các cơn co thắt sớm và có thể gây nguy hiểm cho em bé . Tuy nhiên, đu đủ chín rất giàu dinh dưỡng tốt cho phụ nữ mang thai. Tiêu thụ nó với số lượng hợp lý sẽ không có hại nhưng nên tránh ăn đu đủ chưa chín trong thai kỳ. Đu đủ dạng chưa chín và nửa chín không tốt cho phụ nữ mang thai vì:
-
Đu đủ chưa chín hay bán chín có chứa nhiều nhựa mủ, giúp thúc đẩy quá trình co hồi tử cung sớm và có thể dẫn đến sảy thai.
-
Trong loại đu đủ này chứa một lượng lớn papain. Ảnh hưởng không tốt của papain là nó có thể gây chuyển dạ sớm. Điều này xảy ra do papain khá giống với một phân tử khác thực hiện vai trò này, mà cơ thể bạn nhầm với papain.
Trong khi các loại chưa chín tốt nhất không nên ăn khi mang thai, trái lại, đu đủ chín hoàn toàn an toàn. Đu đủ chín (có vỏ vàng hoàn toàn) chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho một thai kỳ khỏe mạnh, chẳng hạn như folate, chất xơ, choline, beta-caroten, kali và vitamin A, B và C.
Dứa
Dứa, một loại trái cây nhiệt đới được khuyến nghị không thích hợp cho quá trình mang thai. Hương vị ngọt ngào và thơm của loại quả này chắc chắn là một món ăn ngon tuyệt vời. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai ăn loại quả này có thể gây hại và có thể dẫn đến sảy thai.
Trong dứa có chứa bromelain, một loại enzyme phân hủy protein. Enzyme này có thể dẫn đến các cơn co thắt trong tử cung và làm mềm cổ tử cung, dẫn đến sảy thai hoặc chuyển dạ sớm. Ngoài tác dụng phụ trên, nó cũng được biết đến là nguyên nhân gây tiêu chảy và có thể gây khó chịu cho phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu cho thấy bromelain rất mạnh trong việc phá vỡ protein, thậm chí nó có thể gây chảy máu bất thường.
Bạn không nên ăn nhiều dứa trong thai kỳ
Mặc dù vậy, nhưng nếu bạn ăn một lượng lớn dứa (7 - 10 quả/lần) mới thực sự xảy ra tác dụng phụ này. Việc ăn quá nhiều dứa có thể gây ra các vấn đề do tính chất axit của nó, chẳng hạn như trào ngược axit, ợ nóng và thậm chí tiêu chảy (dẫn đến mất nước). Điều này có nghĩa là nên tránh dùng bromelain đậm đặc, nhưng ăn một vài lát dứa khi mang thai thì vẫn được.
Ngoài ra, bạn có thể xảy ra phản ứng dị ứng nếu bạn bất ngờ ăn dứa sau một thời gian không ăn. Nếu xuất hiện các triệu chứng như ngứa hoặc sưng tấy vùng miệng, nghẹt mũi hoặc hen suyễn sau khi ăn dứa, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.
Hạn chế sử dụng nho
Trong quá trình mang thai, nho được khuyến cáo không nên tiêu thụ nó. Nho là loại quả sinh nhiệt trong cơ thể, không tốt cho cả mẹ và bé . Tránh tiêu thụ quá nhiều nho trong thai kỳ để tránh các biến chứng không tốt xảy ra.
Có không ít ý kiến trái chiều về vấn đề ăn nho trong thai kỳ. Mặc dù nho có hàm lượng vitamin A và C cao cung cấp dinh dưỡng cho mẹ bầu, nhưng nên tránh tiêu thụ nho vì:
-
Độc tính của resveratrol: Vỏ ngoài của nho rất giàu một hợp chất gọi là resveratrol. Mặc dù nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng resveratrol là một chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng nó lại gây độc cho phụ nữ mang thai. Điều này là do resveratrol có thể phản ứng với nồng độ hormone không cân đối mẹ bầu có thể có. Vấn đề này khiến tuyến tụy của em bé phát triển không đều. Trong khi đó, tuyến tụy đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng glucose trong máu, đồng nghĩa với nguy cơ trẻ sinh ra dễ mắc bệnh tiểu đường hơn.
-
Thuốc trừ sâu: Nho thường được phun thuốc trừ sâu không dễ bị rửa trôi. Điều này có thể góp phần gây ra các biến chứng sức khỏe cho thai nhi.
-
Táo bón: Nho có thể gây táo bón vì vỏ của nó rất khó tiêu hóa.
Để đảm bảo sức khỏe khi mang thai, bạn nên liên hệ với bác sĩ hoặc bác sĩ phụ khoa để được tư vấn chế độ hợp lý.
Theo quan niệm bao đời nay, trái cây rất tốt cho cơ thể và không có loại trái cây nào có thế gây hại nếu biết kiểm soát. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, để bảo vệ và đảm bảo sức khỏe cho bé, mẹ bầu nên tránh những loại trái cây gây sảy thai. Trên đây là một vài lời khuyên dành cho mẹ bầu để tránh nguy cơ sảy thai, nhà thuốc Long Châu hi vọng có thể mang lại những thông tin giúp ích cho bạn.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp