Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau khớp vai sau tai biến luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người vì cơn đau nhức kéo dài dai dẳng. Căn bệnh khiến cho cuộc sống của người bệnh giảm sút do không thể thường xuyên hoạt động mạnh được. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này, cùng tìm hiểu các thông tin bên dưới nhé.
Đau khớp vai sau tai biến là dấu hiệu của một bệnh lý xương khớp nghiêm trọng và có thể gây ra cho người bệnh những cơn đau nhức kéo dài nếu không được chữa trị dứt điểm.
Đau khớp vai sau tai biến là tình trạng phổ biến, thường xuyên xảy ra ở nữ giới hơn là nam giới. Cơn đau khớp vai được bác sĩ đánh giá là “rất khủng khiếp”, nhất là khi nằm nghiêng hay cử động vai mạnh. Do tổn thương hoặc bệnh lý xảy ra ở khớp vai là nguyên nhân khiến cho vai bị đau, hiếm khi liên quan đến các vấn đề của xương khớp như chúng ta vẫn nghĩ.
Những người mắc bệnh đau khớp vai sau tai biến đều sẽ cảm nhận cơn đau này một cách rõ ràng thông qua các dấu hiệu sau đây:
Lớp sụn của xương theo thời gian sẽ bị mài mòn khiến cho các đầu xương lộ ra ngoài và cọ xát với nhau mỗi khi người bệnh cử động mạnh. Càng để lâu thì các đầu xương càng dễ bị hư hỏng, cho đến khi các sụn và đầu xương không còn nguyên vẹn nữa sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp vai.
Thoái hóa khớp vai là một căn bệnh mãn tính và nên điều trị sớm để làm chậm quá trình thoái hóa. Người bệnh có thể sử dụng một số sản phẩm có tác dụng ức chế tố tiền viêm như Eggshell Membrane, Collagen Type 2, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… nhằm bảo vệ và tái tạo sụn, xương dưới sụn và nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe.
Bao hoạt dịch là nơi chứa dịch nhầy bôi trơn khớp vai nằm ở giữa mỏm cùng xương bả vai và cơ chóp xoay bị viêm sẽ làm cho khớp vai bị sưng và đau. Việc hoạt động vai quá mức có thể sẽ làm cho bao hoạt dịch bị đau, chấn thương hoặc mắc một số bệnh lý như gout, tiểu đường,...
Trật khớp vai xảy ra khi chỏm xương cánh tay bị trượt ra ngoài khỏi ổ chảo xương bả vai. Khi bị trật khớp vai, người bệnh sẽ có biểu hiện cơn đau ê ẩm kéo dài, không thể giữ vững khi nâng cánh tay lên cao hoặc đưa tay ra xa. Nếu trật khớp lặp đi lặp lại nhiều lần có thể làm bệnh viêm khớp vai tăng cao.
Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là hiện tượng dày lên của các mô sẹo quanh khớp vai, khiến cho khớp không có đủ không gian để cử động và xoay chuyển. Dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này là sưng, đau và căng cứng khớp làm giảm cường độ vận động khớp vai cũng như hạn chế các hoạt động của cánh tay.
Những đối tượng như người trên 40 tuổi hoặc đang trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật ung thư vú hay điều trị đột quỵ là đối tượng có nguy cơ bị viêm quanh khớp vai thể đông cứng cao hơn so với người bình thường. Bệnh có thể tái phát ở cùng một vai hoặc lây sang vai đối diện với mức độ đau nhức vai tăng nặng hơn.
Cơ chóp xoay là là nhóm cơ bám dính vào chỏm xương cánh tay giúp chúng ta có thể hoạt động xoay vai trong không gian ba chiều. Bình thường sẽ có túi nhớt bôi trơn giúp khớp vai hoạt động một cách trơn tru, nhưng khi bao hoạt dịch bị xơ hóa, cơ chóp xoay bị mắc kẹt giữa xương mỏm cùng vai và chỏm xương cánh tay gây ra bệnh cấn dưới mỏm cùng vai hoặc vôi hóa gân chóp xương làm xuất hiện những cơn đau vai dữ dội và yếu tay.
Nhóm cơ giữa cổ và vai bị co thắt và căng cứng lại cũng là lý do làm cho bờ vai đau nhức dai dẳng. Điều này xảy ra là do đứng, ngồi và ngủ không đúng tư thế hoặc làm việc và tập luyện thể dục thể thao quá sức.
Đau khớp vai là vấn đề chung của tất cả mọi người, nhưng những đối tượng ở dưới đây cần cảnh giác cao độ bởi cơn đau khớp vai có xu hướng phát sinh thường xuyên hơn:
Nếu mắc bệnh đau khớp vai sau tai biến và cứ tiếp tục chịu đựng tình cảnh này sẽ khiến cho bạn rơi vào trạng thái tinh thần bất an, lo lắng và thể chất suy nhược nghiêm trọng. Đáng nói hơn, người bị đau khớp vai suốt nhiều năm do thoái hóa khớp có thể mất đi khả năng cử động, muốn tay hoạt động trở lại thì cần thực hiện phẫu thuật thay khớp nhân tạo. Vì vậy hãy đi khám và điều trị càng sớm càng tốt để bản thân có một sức khỏe thật tốt nhé.
Tạ Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.