Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thoái hóa khớp vai xảy ra khi sụn khớp bị tổn thương, đi kèm với đó là phản ứng viêm và sự giảm sút của lượng dịch khớp do phần sụn không kịp tạo mới để thay thế lớp sụn mất đi theo thời gian. Thoái hóa khớp vai gây đau đớn và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì thế, tìm cách chữa trị hiệu quả tình trạng này luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Để giảm thiểu các hậu quả của bệnh thoái hóa khớp vai gây ra, bên cạnh thực hiện đúng pháp đồ điều trị bác sĩ đưa ra, việc xây dựng một chế độ ăn hợp lý cũng đóng một vai trò quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi “Thoái hóa khớp vai nên ăn gì?”. Hãy cùng theo dõi nhé!
Cái tên đầu tiên trong danh sách thoái hóa khớp vai nên ăn gì là Omega 3. Đây là loại axit béo tự nhiên cơ thể không tự tổng hợp được. Công dụng chủ yếu của omega 3 là giúp não bộ phát triển, hạn chế sự sản sinh cytokine, cá enzyme gây vỡ sụn nên giúp kháng viêm, giảm sưng xương khớp. Bệnh nhân thoái hóa khớp vai cần bổ sung omega 3 để giảm các cơn đau nhức vai, sau một thời gian sử dụng, xương khớp cũng sẽ trở nên linh hoạt, mạnh mẽ hơn đáng kể.
Các thực phẩm chứa omega 3 bạn có thể bổ sung cho cơ thể là cá thu, cá hồi, cá trích, cá cơm, cá mòi, hàu, tôm cua, trứng , đậu nành, hạt chia và các loại quả hạch. Tuy nhiên hàm lượng omega 3 trong những thực phẩm này cũng không quá cao, bạn có thể sử dụng viên uống omega 3 trong mức cho phép để tăng cường hiệu quả.
Bệnh nhân thoái hóa khớp vai bổ sung omega 3 để giảm các cơn đau nhức
Việc cung cấp đầy đủ chất xơ cho cơ thể sẽ tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa vận hành tốt hơn, tạo cảm giác no nhanh nên hạn chế tình trạng thừa cân béo phì. Cân nặng được duy trì ở mức vừa phải sẽ giúp giảm bớt áp lực tác động lên hệ thống xương khớp và cải thiện được tình thoái hóa, trong đó có thoái hóa khớp vai.
Để bổ sung chất xơ đầy đủ cho cơ thể, bạn nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm như rau xanh, củ quả, trái cây tươi, cá và tôm cua,...
Canxi là thành phần hóa học quan trọng nhất trong cấu tạo xương khớp, giúp xương vai chắc khỏe, giảm tình trạng đau nhức khi vận động, ngăn ngừa bệnh loãng xương và đẩy nhanh quá trình phục hồi của các vết nứt gãy xương. Do tuổi tác, thói quen sinh hoạt, lao động hay thai sản mà hàm lượng canxi trong cơ thể có thể bị suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa xương khớp.
Bổ sung canxi là điều vô cùng cần thiết để xương khớp khỏe mạnh, bạn có thể dùng các chế phẩm từ sữa (sữa tươi, phô mai, sữa chua,...), rau có màu xanh đậm, cá hồi, cá mòi, các loại đậu như đậu đen, đậu phộng, đậu Hà Lan,...
Canxi là thành phần hóa học quan trọng nhất trong cấu tạo xương khớp
Magie là thành phần quan trọng trong quá trình tạo tế bào xương mới, làm tăng hàm lượng khoáng xương, giảm tỷ lệ loãng xương và gãy xương. Ngoài ra, magie còn là khoáng chất cần thiết giúp thúc đẩy sự hấp thụ Canxi của cơ thể, từ đó giúp xương khớp chắc khỏe hơn, hạn chế các bệnh viêm khớp hay thoái hóa khớp vai.
Những thực phẩm giàu magie bạn nên sử dụng để hệ cơ xương khỏe mạnh hơn có thể kể đến như các loại ngũ cốc, bánh mì, hạt điều, hạnh nhân, hạt hướng dương, các loại rau xanh đậm như bông cải xanh, cải mầm, rau bina,...
Vitamin C đem lại khả năng chống oxy hóa rất tốt nên đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của sụn khớp. Thiết hụt vitamin C làm giảm chất lượng sụn và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, lão hóa khớp vai. Bạn có thể sử dụng các loại trái cây như kiwi, cam chanh, dâu tây, dưa lưới,... để bổ sung vitamin C cho hệ xương khớp.
Vitamin C đem lại khả năng chống oxy hóa rất tốt cho sụn khớp
Vitamin D giúp cơ thể lắng đọng canxi, phospho vào cấu trúc xương, giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa nguy cơ vỡ sụn cũng như thu hẹp không gian ổ khớp. Nguồn vitamin D tự nhiên bạn có thể sử dụng là dầu cá (cá thu, cá hồi, cá mòi), nội tạng động vật, gan và lòng đỏ trứng.
Vitamin K cũng rất quan trọng với hệ cơ xương. Đây là vi chất thiết yếu để canxi hóa xương, do đó thiếu vitamin K có thể dẫn đến những hiện tượng bất thường ở sụn từ đó dễ gây nên nguy cơ thoái hóa khớp. Vitamin K có hàm lượng cao trong rau diếp, cải xoăn, rau bina, bông cải xanh, dầu đậu nành, dâu tây và sữa nguyên kem…
Người bị thoái hóa khớp vai nên ăn gì tiếp theo? Theo một số nghiên cứu, nếu bổ sung đủ 400mg vitamin E thì sẽ đem lại khả năng giảm các triệu chứng của bệnh thoái hóa xương khớp, trong đó có thoái hóa khớp vai. Để cung cấp đủ vitamin E cho cơ thể, bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm như mầm lúa mì, ngô, rau lá xanh, các loại hạt, dầu ô liu và dầu cọ.
Vitamin E giúp giảm các triệu chứng của bệnh thoái hóa xương khớp
Người bị thoái hóa khớp vai rất nên hấp thụ đủ vitamin B12 trong bữa ăn bởi nó có tác dụng kích thích sự phát triển và tăng trưởng của tủy xương, từ đó đem lại sự chắc khỏe của xương khớp ngay từ bên trong.
Nguồn thực phẩm giàu vitamin B12 bạn có thể tham khảo là: Cá mòi, nghêu, gan động vật, các chế phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai,...
Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ cung cấp năng lượng cho toàn bộ cơ quan, bộ phận trong cơ thể được hoạt động và phát triển khỏe mạnh. Hệ cơ xương cũng không ngoại lệ, tiêu thụ những thực phẩm có lợi cho xương khớp sẽ giúp hỗ trợ phòng ngừa và kiểm soát bệnh thoái hóa khớp vai một cách tốt nhất. Trên đây là đầy đủ các thông tin liên quan đến câu hỏi "Thoái hóa khớp vai nên ăn gì".
Xem thêm: Những nguyên nhân gây thoái hóa khớp ở nữ giới
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.