Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gan là cơ quan vô cùng quan trọng và là tạng có khối lượng lớn nhất trong cơ thể, có vai trò thải trừ độc tố. Việc tăng các enzyme gan như GGT thể hiện chức năng gan đang gặp vấn đề. Vậy, những nguyên nhân nào khiến chỉ số GGT cao? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây
GGT là một enzyme được sản xuất chủ yếu ở gan, việc chỉ số này tăng cao có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Có nhiều nguyên nhân gây ra chỉ số GGT cao, từ những thói quen hàng ngày đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu về những nguyên nhân này để có cái nhìn rõ ràng về tình trạng sức khỏe và cách giữ cho gan hoạt động một cách lành mạnh qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.
GGT là viết tắt của Gamma-Glutamyl Transferase, một enzyme tồn tại nhiều vị trí trong cơ thể chủ yếu được sản xuất ở gan. Ngoài gan, GGT cũng tồn tại ở một số cơ quan khác như thận, tụy, lách,… Enzyme này tham gia vào quá trình chuyển đổi các acid amin trong cơ thể. Chức năng chính của GGT là giúp chuyển đổi các peptit và glutathione, một chất chống độc và chống oxy hóa tại gan.
Chỉ số GGT thường được xem xét đồng thời cùng 2 loại men gan khác là AST và ALT để đánh giá chức năng gan. GGT thường tăng cao trong trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh lý tại gan, tuy nhiên chỉ số này cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như sử dụng rượu trước khi xét nghiệm hoặc do một số bệnh lý khác. Việc kiểm tra chỉ số GGT thường được thực hiện trong quá trình đánh giá sức khỏe tổng quát và có thể cung cấp thông tin quan trọng về chức năng gan và các vấn đề liên quan đến khác.
Nồng độ GGT trong máu thường tăng cao trong các bệnh lý gan mật, đặc biệt là các trường hợp tắc mật tại gan và sau gan, hoạt độ GGT có thể tăng từ 5 đến 30 lần so với giới hạn bình thường. GGT là enzyme nhạy hơn AST, ALT trong phát hiện vàng da tắc mật, viêm đường mật, viêm túi mật, đồng thời cũng là enzyme tăng sớm hơn và kéo dài hơn các enzyme còn lại. Chính vì thế, GGT cao trong máu thường gợi ý đến một số bất thường ở người bệnh như:
Nồng độ GGT bình thường trong cơ thể vào khoảng < 60 UI/L, tuy nhiên tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi chỉ số này cũng có sự khác biệt:
Khi nồng độ GGT cao, đó là lời cảnh báo tế bào gan đang bị tổn thương và gợi ý đến một số bệnh lý của gan như viêm gan mạn, viêm gan do rượu, viêm gan virus, xơ gan, ung thư gan di căn,... Mức độ tăng của GGT được chia thành 3 mức như sau:
Một số nguyên nhân có thể khiến cho nồng độ enzyme GGT tăng cao, bao gồm:
Xét nghiệm GGT có thể được yêu cầu khi bạn có mức ALP tăng cao. Xét nghiệm ALP có thể được chỉ định riêng lẻ hoặc như một phần của xét nghiệm chức năng gan thông thường để sàng lọc tổn thương gan, ngay cả khi không có triệu chứng. Xét nghiệm GGT có thể được chỉ định khi kết quả xét nghiệm ALP cao để xác định nguyên nhân do xương (GGT không tăng) hay do các bệnh lý tại gan (GGT tăng).
GGT có thể được chỉ định cùng với hoặc theo dõi các xét nghiệm chức năng gan khác khi bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng gợi ý bệnh gan, chẳng hạn như:
Ngoài ra xét nghiệm GGT cũng có thể được chỉ định khi người bệnh có tiền sử lạm dụng rượu; trước, trong và sau khi điều trị các bệnh lý, chỉ số này giúp theo dõi xem bệnh nhân có tuân thủ theo phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra hay không.
GGT tăng là dấu hiệu bất thường của cơ thể. Chỉ số GGT cao được chia ở các mức độ khác nhau:
GGT tăng cao trên 5 lần có thể gợi ý đến các bệnh lý nặng tại gan như: Suy gan, ung thư gan,… Tuy nhiên, chỉ số GGT tăng không thể phân loại các bệnh lý tại gan, cần phối hợp thêm nhiều phương pháp cận lâm sàng khác để có thể đưa ra chẩn đoán xác định tình trạng của người bệnh.
Khi phát hiện chỉ số này tăng, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế để được kiểm tra tổng thể và làm thêm các xét nghiệm khác giúp tìm ra nguyên nhân tăng GGT cũng như có hướng điều trị tốt nhất.
Để kiểm soát tốt chỉ số GGT, người bệnh cần thay đổi lối sống lành mạnh, tránh những thói quen có thể làm ảnh hưởng xấu đến cơ thể đặc biệt là gan. Một số phương án có thể tham khảo như:
Bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu đã cung cấp rất nhiều thông tin cho các bạn đọc về chỉ số GGT và trả lời câu hỏi: “Những nguyên nhân nào khiến chỉ số GGT cao?”. Từ đó, giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này và có phương pháp để ngăn ngừa bệnh phát triển.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.