Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những thói quen giúp ngừa viêm amidan

Ngày 03/12/2022
Kích thước chữ

Amidan là một trong những hạch bạch huyết quan trọng nằm ở hầu họng, nơi sẽ sản xuất, tiết ra các kháng thể cho hệ miễn dịch. Amidan rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây ra viêm, khi bệnh viêm amidan tái phát nhiều lần bạn sẽ gặp khá nhiều phiền toái trong các sinh hoạt hàng ngày. 

Các yếu tố bất lợi từ thời tiết, viêm nhiễm, chăm sóc cơ thể đều có thể khiến con người mắc bệnh viêm amidan, do đó, cần có những biện pháp chăm sóc cơ thể phù hợp để ngăn ngừa bệnh. 

Các dạng bệnh viêm amidan bạn cần biết

Viêm amidan là tình trạng amidan vòng họng bị tổn thương do virus, vi khuẩn vào lúc thời tiết thay đổi, giao mùa hoặc khi cơ thể không giữ ấm tốt. 

Viêm amidan được chia làm 2 loại là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mạn tính. Khi viêm amidan cấp tính không được điều trị kịp thời sẽ gây tổn thương các mô xung quanh, dễ tái phát nhiều lần và chuyển thành mạn tính. Một số triệu chứng thường gặp như:

Viêm amidan cấp tính

Những người bị mắc amidan thường là trẻ em và thanh thiếu niên, một số triệu chứng thường gặp:

  • Sốt đột ngột là triệu chứng đầu tiên, sau đó sẽ kéo theo tình trạng chán ăn, nhức mỏi người
  • Amidan bị tổn thương gây họng đau rát, nhất là khi ăn uống hoặc nuốt nước bọt. 
  • Amidan bị sưng viêm, chèn ép lên các vòm họng gây khó nuốt, mất giọng, khàn giọng, ngáy to,...
  • Triệu chứng như cảm cúm: chảy nước mũi, ngạt mũi, đau đầu,...

Viêm amidan mạn tính

Những người bị amidan cấp tính chữa nhiều lần không khỏi hoặc không điều trị sớm có thể sẽ bị viêm amidan mạn tính. Đối tượng thường gặp tình trạng này là người trưởng thành, người lớn tuổi, ít gặp ở trẻ nhỏ. 

Loại bệnh này thường chia thành 3 dạng tổn thương như: Viêm amidan hốc mũi, viêm amidan quá phát, viêm amidan thể xơ teo. Triệu chứng bệnh này giống với viêm amidan cấp tính nhưng nặng hơn và kéo dài hơn. 

  • Cơ thể trong tình trạng mệt mỏi, mất sức, sốt cao. 
  • Khàn giọng, mất tiếng, đau họng, giọng nói bị thay đổi.
  • Nuốt nước miếng hay đồ ăn bị đau, cảm giác có dị vật trong cổ họng. 
  • Mủ viêm amidan làm hơi thở có mùi hôi.
  • Ho, thường xuyên khạc đờm, trong đờm có thể có mủ, máu hay các tổ chức amidan hoại tử.

Khi mắc amidan mạn tính, bạn cần để ý những biến chứng nguy hiểm của nó gây ra để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng như sốt cao, co giật, mất nhiều nước, trụy tim mạch, nhiễm khuẩn tai mũi họng, nhiễm khuẩn toàn thân,...

Những thói quen giúp ngừa viêm amidan 1

Viêm amidan gây ra tình trạng đau họng

Những thói quen giúp ngừa viêm amidan

Khi viêm amidan cấp tính hay mạn tính nhưng tổn thương chưa quá nghiêm trọng thì biện pháp phòng ngừa vẫn ưu tiên. Điều đầu tiên cần làm cho phòng ngừa viêm amidan tái phát là giữ ấm cho phần cổ họng, tăng cường sức đề kháng amidan và các bộ phận xung quanh để tránh nhiễm trùng hay bị tổn thương. Một số thói quen tốt để bảo vệ, ngăn ngừa viêm amidan tái phát như sau:

Luôn mang khăn ấm

Khi thời tiết lạnh, thời tiết thay đổi đột ngột hoặc khi ngồi điều hòa, máy lạnh thì cần mang theo khăn ấm để giữ ấm cổ họng tránh viêm amidan tái phát. Khi amidan đã từng bị viêm thì nó sẽ dễ bị nhạy cảm, tổn thương hơn khi thời tiết trở lạnh. Tùy vào thời tiết mà bạn có thể chọn chất liệu khăn cho phù hợp. 

Mặc áo kín cổ

Nếu bạn cảm thấy phải mang theo khăn quàng cổ khiến vướng víu bất tiện thì bạn có thể chọn những chiếc áo cổ cao để che chắn phần cổ, nhất là những lúc phải di chuyển xa, thời tiết lạnh lẽo, gió lớn. Việc mặc áo kín cổ vừa giúp giữ ấm cơ thể, bảo vệ vùng cổ và ngăn viêm amidan tái phát. 

Những thói quen giúp ngừa viêm amidan 2

Mặc áo kín cổ để giữ ấm cơ thể

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Viêm amidan bị tái phát nhiều lần ngoài do thời tiết tác động thì sức đề kháng cũng là yếu tố quan trọng. Vì thế, để ngăn ngừa amidan tái phát thì việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là rất quan trọng, nhất là dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch. Trong mỗi bữa ăn, bạn cần đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết như Protein, Vitamin và các khoáng chất. Một số vitamin rất tốt cho hệ miễn dịch đó là Vitamin C, Vitamin A,… 

Bên cạnh đó, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, hạn chế ăn đồ sống là rất quan trọng. Rau củ quả nếu ăn trực tiếp thì cần phải rửa sạch, ngâm nước muối và nên chọn các loại rau vườn nhà trồng, không có chất bảo quản và chất bảo vệ thực vật.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách

Vệ sinh sạch sẽ răng miệng sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi, gây bệnh cho vòm họng. Do đó, việc vệ sinh răng miệng sẽ giúp ngăn ngừa viêm amidan tái phát. Bạn cần vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng thường xuyên, súc miệng sạch sẽ bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn. 

Bạn có thể sử dụng nước muối súc miệng Natriclorid 0.9% Vĩnh Phúc. Nước muối sinh lý chứa Natriclorid được pha loãng cùng với nước tinh khiết tỉ lệ 0.9%, qua hệ thống lọc, chạy qua tia UV để tiêu diệt tới 99.99% vi khuẩn có hại và loại bỏ các tạp chất có trong nước, do đó, bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng và hiệu quả của sản phẩm. 

Bên cạnh đó, nước muối Natriclorid không chỉ loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn trong khoang miệng mà còn khử mùi hôi, vệ sinh da mặt và ngăn ngừa mụn trứng cá rất hiệu quả.

Những thói quen giúp ngừa viêm amidan 3

Nước muối súc miệng Natriclorid 0.9% Vĩnh Phúc

Uống nhiều nước ấm

Việc sử dụng nước ấm thay nước lạnh sẽ giúp cổ họng được giữ ấm, ngăn ngừa bệnh viêm amidan tái phát hiệu quả. 

Hy vọng với bài viết trên, bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích liên quan đến bệnh viêm amidan. Tuy bệnh không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ gây ra nhiều phiền toái không đáng có. Bên cạnh những biện pháp trên, bạn cũng nên đi khám sức khỏe răng miệng thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị viêm amidan sớm nhất, tránh để chuyển sang giai đoạn mạn tính. 

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin