Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Ánh Vũ
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh suy giãn tĩnh mạch tiến triển một cách không rõ ràng, dễ dẫn đến các vấn đề như huyết khối tĩnh mạch nông hoặc huyết khối mạch sâu, gây đau đớn và phù nề ở cả hai chi dưới. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ tới bạn đọc những thông tin về phương pháp laser tĩnh mạch.
Bệnh lý giãn tĩnh mạch gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe của bệnh nhân, thể hiện qua các triệu chứng như phù chân, cảm giác nhức mỏi chân, nặng chân và chuột rút. Nếu bệnh nặng hơn thì người bệnh còn có thể xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như loét chân, bệnh chàm và chảy máu. Trong thời điểm hiện tại, phương pháp điều trị laser tĩnh mạch đã mang lại kết quả tích cực và hiệu quả cao, giúp bệnh nhân thoát khỏi căn bệnh này.
Giãn tĩnh mạch thường diễn ra ở chi dưới, là hiện tượng máu bơm về tim từ hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị suy giảm. Hậu quả của tình trạng này là sự ứ đọng máu, gây ra những thay đổi nguy hiểm liên quan đến huyết động và một số biến đổi trong cấu trúc mô xung quanh.
Theo bác sĩ chuyên khoa có khoảng 25% - 35% dân số hiện nay mắc bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới. Bệnh này thường đi kèm với một số yếu tố nguy cơ như:
Ở giai đoạn đầu của bệnh giãn tĩnh mạch, việc phát hiện bệnh qua triệu chứng lâm sàng là khó khăn. Tuy nhiên, bệnh có thể biểu hiện qua một số triệu chứng như:
Điều trị giãn tĩnh mạch bằng laser là một phương pháp tiên tiến và hiệu quả nhất hiện nay. Nguyên lý cơ bản của phương pháp laser tĩnh mạch này là sử dụng nhiệt từ ánh sáng laser để xử lý tĩnh mạch giãn ra, đảm bảo kết quả tối ưu.
Khi thực hiện, bác sĩ sẽ đưa sợi laser vào lòng tĩnh mạch bị giãn và kích hoạt nguồn năng lượng. Tia laser sau đó được hướng vào vị trí cần can thiệp, di chuyển từng bước để làm cho hai thành tĩnh mạch kết dính lại với nhau. Đồng thời, việc sử dụng phương pháp gây tê và bơm nước xung quanh tĩnh mạch giúp giảm tác động của tia laser lên mô xung quanh, ngăn chặn nguy cơ gây bỏng mô và tránh được các vấn đề liên quan đến dây thần kinh cảm giác.
Đối với những bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nặng, laser nội tĩnh mạch là lựa chọn hàng đầu. Phương pháp laser tĩnh mạch không chỉ nhanh chóng và ít gây xâm lấn mà còn giảm thiểu rủi ro biến chứng. Quá trình điều trị laser tĩnh mạch ngắn gọn, cho phép bệnh nhân xuất viện trong ngày và có thể trở lại hoạt động bình thường ngay sau đó. Điều này không chỉ đảm bảo độ an toàn cao mà còn thúc đẩy quá trình hồi phục, không để lại sẹo.
Một trong những ưu điểm lớn của phương pháp laser tĩnh mạch là không gây tổn thương vùng điều trị, thời gian hồi phục ngắn. Ngay sau khi hoàn tất liệu pháp, bệnh nhân có thể quay trở lại các hoạt động hàng ngày mà không bị hạn chế.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng laser không chỉ loại bỏ tĩnh mạch nông giãn ra mà còn cải thiện chức năng chúng, giúp bệnh nhân thoát khỏi những triệu chứng không mong muốn và ngăn chặn các vấn đề tiềm ẩn của suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới. Hầu hết trong mọi trường hợp, những triệu chứng không thoải mái do suy giãn tĩnh mạch sẽ biến mất toàn bộ sau quá trình laser tĩnh mạch.
Các biến chứng có thể phát sinh trong quá trình điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng laser bao gồm:
Để đảm bảo tối đa về an toàn và tốc độ phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân sau quá trình điều trị bằng laser tĩnh mạch thì cả bác sĩ và người bệnh cần lưu ý những điều quan trọng dưới đây:
Như vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ tới bạn đọc những thông tin về phương pháp laser tĩnh mạch. Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng laser mang lại hiệu quả rất cao, có thể đạt 100% nếu bệnh nhân tuân thủ đúng và thực hiện một cách cẩn thận các hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ. Điều này mang lại niềm vui lớn cho những người bệnh đang đối mặt với tình trạng này. Nếu bạn còn thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.