Dùng chung đồ cá nhân tưởng chừng như là một hành động vô hại nhưng thực ra, nó tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mà bạn nên nắm rõ để bảo vệ sức khỏe của mình.
Dưới đây là những lưu ý về các vật dụng hằng ngày mà bạn không nên dùng chung ngay cả với những người gần gũi và thân thiết nhất.
1. Dùng chung mũ
Dùng chung mũ liệu có an toàn?
Chắc hẳn ai cũng biết rõ khả năng lây truyền chấy rận (chí), đặc biệt là ở trường học. Chấy rận có thể trú ngụ trên đầu chúng ta nếu bạn ngủ trên gối hoặc đội mũ của người có chấy. Việc dùng chung những vật dụng này là thói quen cần thay đổi ở một số người nếu họ không muốn nhận lấy phiền toái và khó chịu do những con chấy rận gây ra.
Vì vậy, khi bạn cần che chắn khỏi ánh sáng mặt trời, hãy chắc chắn rằng chiếc mũ bạn đang đội là của mình.
2. Dùng chung đồ mỹ phẩm
Mặt nạ, serum, hoặc kem dưỡng là những sản phẩm chăm sóc da cá nhân. Khi bạn lấy kem nhiều lần bằng ngón tay, việc này có khả năng lây vi khuẩn gây hại mà bạn không ngờ tới được, đặc biệt là nếu bạn chia sẻ nó với bạn bè. Điều này có thể dẫn đến nhiễm nấm, phát ban, chàm, bệnh vẩy nến và nhiều vấn đề về da khác. Không nên dùng chung đồ mỹ phẩm với bất cứ ai để tránh những bệnh lý về da không mong muốn.
Nếu muốn chia sẻ thì ngay từ đầu hãy sử dụng tăm bông để lấy kem nhé.
3. Dùng chung đồ lót hoặc tất
Tất chân chứa đầy vi khuẩn gây bệnh mà bạn không ngờ tới
Chúng ta có thể chia sẻ hầu hết mọi thứ, vậy điều gì xảy ra nếu bạn dùng chung đồ cá nhân như đồ lót, tất,… Chúng ta sẽ không chắc chắn được rằng người mình chia sẻ có bị bệnh gì hay không. Nếu dùng chung đồ lót với bạn tình, bạn có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, lây nhiễm bệnh truyền nhiễm về tình dục,…. Khi chia sẻ vớ tất, bạn có thể bị nấm chân, nhiễm trùng gót chân, ngứa và phát ban từ người bị bệnh.
Cho dù đó là mối quan hệ tạm thời hay lâu dài, hãy đảm bảo bạn có đầy đủ đồ cá nhân. Đây là điều cơ bản để bạn có thể bảo vệ sức khỏe bản thân trong mọi trường hợp.
4. Dùng chung chỉ nha khoa, tăm, bàn chải đánh răng
Chỉ nha khoa, tăm và bàn chải đánh răng mất vệ sinh đến nhường nào và thật khó mà hình dung đến việc dùng chung những đồ này với người khác. Các bác sĩ nha khoa đã nghiêm cấm việc chia sẻ đồ vệ sinh răng miệng với bất cứ ai. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, dùng chung bàn chải đánh răng có thể dẫn đến khả năng lây bệnh truyền nhiễm cao. Bàn chải đánh răng (đã sử dụng trên 3 tháng) có thể chứa nhiều vi khuẩn như E. Coli, Staphylococcus aureus, vi khuẩn herpes miệng, phần còn lại là dư thừa của thức ăn, v.v…
Nha sĩ khuyên dùng khăn sạch để đánh răng trong trường hợp không có bàn chải và không bao giờ mượn bàn chải đánh răng của người khác.
5. Dùng chung dao cạo râu
Vi khuẩn lây bệnh có thể trú ẩn trên dao cao râu
Dao cạo râu cũng là một trong những vật dụng hàng ngày có thể truyền nhiễm. Nếu người dùng chung có bệnh lý về da thì đây quả là điều đáng sợ. Theo Tiến sĩ Feinberg (Tiến sĩ kiêm nhà dịch tễ học tại trường Đại học Maryland trực thuộc Trung tâm Y học Đa khoa Maryland), chúng ta không nên chia sẻ dao cạo của mình với bất kỳ ai vì viêm gan và các bệnh nhiễm trùng khác có thể lây truyền theo cách này, trong đó có HIV. Rất nhiều vi khuẩn trú ngụ trên dao cạo và thậm chí là có nấm mọc trên nó. Đây có thể là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về da.
Lời khuyên dành cho bạn là đừng quên thay dao cạo thường xuyên và không bao giờ chia sẻ nó với người khác.
6. Dùng chung đá bọt hoặc bàn chải chà chân
Nhiều người sử dụng đá bọt hoặc bàn chải chà chân để tẩy và loại bỏ tế bào chết. nếu dùng chung các vật dụng này, bạn không chỉ nhận lấy lượng tế bào chết còn đọng lại trên đó mà còn cả danh sách dài các loại vi khuẩn và mầm bệnh. Rất có thể, nó sẽ khiến bạn bị mụn cóc, nhiễm nấm hoặc bệnh vảy nến. Đây đều là những căn bệnh dễ lây lan những khó để chữa dứt điểm. Vì vậy, bạn nên cẩn thận và tránh dùng chung chúng với bất kỳ ai khác.
Tốt hơn hết là bạn cần có đá bọt của riêng mình.
7. Dùng chung tai nghe
Tai nghe chứa đầy vi khuẩn từ lỗ tai, đặc biệt nếu bạn nghe nhạc khi tập thể dục, bởi vì độ ẩm và nhiệt độ cao sẽ giúp vi khuẩn dễ sinh sôi. Dùng chung tai nghe có thể truyền nhiễm tụ cầu khuẩn trú ẩn trong ráy tai, gây viêm nhiễm, u nhọt, mụn mủ.
Nếu bạn muốn chia sẻ hoặc cho ai đó mượn tai nghe, hãy đảm bảo rằng chúng sạch sẽ. Nếu không, bạn cần làm sạch nhanh chúng bằng xịt khử trùng,…
8. Dùng chung dép xỏ ngón, dép tông
Ai cũng cần có những đôi dép tông riêng để bảo vệ sức khỏe
Dép xỏ ngón, dép tông có thể là sự lựa chọn tốt nhất khi bạn đi dạo bãi biển, bơi hoặc tập gym. Nhiều người chia sẻ với người thân và xem nó như là một điều vô hại. Tuy nhiên, dép chứa đầy nấm chân và vi khuẩn, đặc biệt nếu đôi dép đó thường xuyên ẩm ướt do mồ hôi chân. Dép có thể là nơi trú ẩn của một loại virus tên là molluscum, có thể gây ra một loại mụn giống như mụn đầu trắng trên da.
Hãy bảo vệ đôi chân của bạn từ những điều đơn giản. Một trong số đó là bạn không nên dùng chung dép tông dép xỏ ngón tùy tiện.
Bạn có từng dùng chung đồ dùng cá nhân đã được nhắc đến trên đây với bạn bè của mình chưa? Chúng tôi hy vọng sau khi bạn đọc bài viết này, bạn sẽ không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác một cách tùy tiện. Đây là cách giữ gìn, bảo vệ sức khỏe của chính bạn, gia đình bạn và những người xung quanh.
Quỳnh
Nguồn: Brightside