Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Ánh Vũ
Mặc định
Lớn hơn
Nhuyễn sụn bánh chè là một tình trạng phổ hiện thường gặp ở những người chơi thể thao hoặc người bị viêm khớp đầu gối. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh thường có biểu hiện đau nhức ở vùng đầu gối.
Nhuyễn sụn bánh chè là vấn đề mà nhiều người quan tâm, bởi nó gây ảnh hưởng nhiều đến quá trình di chuyển, hoạt động hàng ngày. Vậy nhuyễn sụn bánh chè là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh này như thế nào? Cách điều trị và biện pháp phòng ngừa ra sao? Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp các vấn đề này thông qua bài dưới đây nhé!
Nhuyễn sụn bánh chè là hiện tượng sụn ở mặt dưới xương bánh chè bị tác động làm cho sụn này mềm ra. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau đầu gối mạn tính. Nhuyễn sụn bánh chè thường hay xuất hiện ở những người chơi thể thao. Ngoài ra, người cao tuổi rơi vào tình trạng viêm khớp gối cũng sẽ xảy ra hiện tượng nhuyễn sụn bánh chè.
Nhuyễn sụn bánh chè được coi là một loại chấn thương do có sự vận động quá mức trong thể thao hay tập luyện, đôi khi chỉ cần nghỉ ngơi mấy ngày là có thế làm giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, có một số trường hợp, do cấu trúc ở đầu gối bị tác động quá mức và việc nghỉ ngơi đơn giản cũng không làm giảm đi các triệu chứng của bệnh.
Dưới đây là các nguyên nhân và triệu chứng của tình trạng nhuyễn sụn bánh chè. Cụ thể thể như sau:
Thông thường, vị trí xương bánh chè nằm ở phía trước khớp gối. Khi cong đầu gối, mặt sau của xương bánh chè sẽ trượt trên lớp sụn của xương đùi ở trong đầu gối. Khi đó, gân và dây chằng sẽ gắn xương bánh chè vào cơ đùi và xương cẳng chân. Tuy nhiên, khi một cơ quan nào đó trong khớp gối có sự di chuyển lệch vị trị, có thể làm cho xương bánh chè cọ xát với xương đùi. Điều này đã ảnh hưởng tới xương bánh chè, dẫn đến tình trạng nhuyễn sụn bánh chè.
Ngoài ra, nguyên nhân gây nhuyễn sụn bánh chè còn do sự chuyển động bất ổn của xương bánh chè, cụ thể:
Ngoài những nguyên nhân trên, một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ dẫn đến nhuyễn sụn bánh chè như:
Đau nhức ở vùng đầu gối là triệu chứng điển hình của nhuyễn sụn bánh chè. Khi người bệnh ngồi quá lâu hoặc khi làm hoạt động tạo áp lực lên đầu gối, thì cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này có thể nhận đau âm ỉ ở một số vị trí như: Hai bên xương bánh chè, đằng sau xương bánh chè hoặc dưới xương bánh chè.
Ngoài ra, khi di chuyển cong đầu gối còn có thể nghe thấy tiếng lạo xạo như: Khi khuỵu gối, đứng dậy sau một thời gian ngồi lâu, đi xuống cầu thang, xuống đồi.
Khi các triệu chứng này không suy giảm hoặc có xu hướng đau hơn kéo dài trong nhiều ngày, thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ sớm để được khám và điều trị kịp thời.
Những người bị nhuyễn sụn bánh chè có thể điều trị bằng những cách như sau:
Ngoài các cách điều trị trên, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp sau để làm giảm các cơn đau, cụ thể:
Khi đã điều trị bằng các phương pháp trên mà tình trạng vẫn không giảm, có xu hướng nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật nội soi là phương pháp để điều trị nhuyễn sụn bánh chè. Với loại phẫu thuật này có thể xác định được mức độ tổn thương sụn, lấy sụn viêm, hỏng hoặc giải phóng dây chằng chè đùi bên ngoài. Điều này có tác dụng làm giảm áp lực diện khớp chè đùi. Ngoài ra, phẫu thuật còn giúp đưa khớp gối về đúng trục, tránh được tình trạng thoái hoá sụn khớp chè. Một số trường hợp, người bệnh có thể làm phẫu thuật ghép sụn vào chỗ bị khuyết sụn để cân bằng phần mềm của khớp gối.
Sau phẫu phuật, người bệnh cần tập luyện để giữ đúng vị trí bánh chè. Trong 6 tuần đầu sau phẫu thuật thì không nên chơi thể thao với cường độ cao hay vận động mạnh.
Để làm giảm nguy cơ bị nhuyễn sụn bánh chè, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như sau:
Trên đây là những thông tin về tình trạng nhuyễn sụn bánh chè. Khi có những nghi ngờ hay xuất hiện những triệu chứng đã kể trên, hãy đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.