Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Niềng răng bị mỏi hàm là do đâu và làm thế nào để cải thiện nhanh thực trạng này? Lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi trên sẽ có trong bài viết sau đây của Nhà thuốc Long Châu.
Niềng răng bị mỏi hàm là hiện tượng rất thường gặp khi chỉnh nha bằng phương pháp này. Nguyên nhân có thể đến từ vấn đề vấn đề tâm lý, sự thay đổi trong kết cấu răng hoặc thói quen ăn uống, sinh hoạt. Để khắc phục hiệu quả thì bạn cần can thiệp theo nhiều hướng chứ không phải chỉ sử dụng một cách thức duy nhất.
Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ nha khoa như khay, máng, dây cung, mắc cài, chun buộc,... để điều hướng răng mọc lệch lạc về đúng vị trí của chúng trên cung hàm.
Đây là một trong những cách thức chỉnh nha phổ biến nhất hiện nay, có thể can thiệp trên nhiều đối tượng nhưng hiệu quả nhất là trong giai đoạn 12 - 16 tuổi. Quá trình niềng răng thường kéo dài không quá 3 năm và hiếm khi hoàn tất trước 1 năm.
Niềng răng đem đến rất nhiều lợi ích, trước hết là làm tăng thích thẩm mỹ, giúp răng đều và đẹp hơn, khắc phục nhanh tình trạng răng thưa, hô, móm, mọc khấp khểnh,... Ngoài ra chúng còn cải thiện vấn đề lệch khớp cắn, hỗ trợ khâu phát âm và góp phần phòng ngừa các bệnh răng miệng.
Như đã nhắc qua ở trên, niềng răng bị mỏi hàm là hiện tượng rất phổ biến và hầu như ai cũng đã từng gặp phải khi chỉnh nha theo cách này. Về cơ bản vấn đề đang xét không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại gây khó chịu và tác động tiêu cực đến sinh hoạt hằng ngày. Vậy vì sao khi niềng răng, chúng ta lại rất dễ bị mỏi hàm?
Trong quá trình niềng, những chiếc răng mọc lệch lạc sẽ được siết mạnh để dịch chuyển từ từ về đúng vị trí trên cung hàm. Sự thay đổi này sẽ tác động lên xương và các mô mềm xung quanh. Từ đó gây ra hiện tượng đau mỏi vùng hàm.
Với những trường hợp bị lệch khớp cắn thì cùng với sự xê dịch răng, khớp cắn cũng dần thay đổi theo hướng tích cực. Do cung hàm định vị ở vị trí mới nên hệ cơ và dây chằng lân cận chưa kịp thích nghi, chúng co duỗi với áp lực mạnh hơn nên dễ dẫn đến tình trạng đau mỏi.
Khi niềng răng, bạn phải thăm khám liên tục để thay máng hoặc siết răng. Lúc đó, chúng ta cần đeo khí cụ để mở rộng khoang miệng trong thời gian nửa giờ, thậm chí cả tiếng. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến hàm bị mỏi.
Nếu bạn không chuẩn bị tốt tâm lý trước thời điểm niềng răng thì khi bắt đầu sẽ rất dễ bị sang chấn bởi những cơn đau do siết răng hoặc nhổ răng. Lúc này, thần kinh luôn ở trạng thái căng thẳng và hormone stress sinh ra có thể gây rối loạn cảm giác, khiến bạn bị đau mỏi hàm dù thực chất không hề có sang chấn cơ học nào ở khu vực đang xét.
Nếu đang chỉnh nha mà bạn vẫn ăn uống theo chế độ dinh dưỡng như bình thường, sử dụng thực phẩm có độ cứng cao thì tác nhân trên sẽ tác động tiêu cực lên xương và vùng hàm của bạn. Lúc này, đau mỏi hàm là điều khó tránh khỏi.
Để khắc phục nhanh tình trạng niềng răng bị mỏi hàm, bạn hãy áp dụng các phương pháp cực hiệu quả dưới đây:
Đây là cách khắc phục hiện tượng đau mỏi hàm cực hiệu quả nhưng không thể dùng liên tục trong thời gian dài. Bạn chỉ nên dùng thuốc giảm đau trong giai đoạn đầu, khi mới nhổ răng hoặc trong những đợt siết răng. Chú ý sử dụng thuốc đúng liều lượng và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ can thiệp.
Đây là cách giúp giải tỏa vấn đề tâm lý và cải thiện nhanh tình trạng mỏi hàm do nguyên nhân căng thẳng thần kinh gây ra. Cụ thể, bạn có thể bọc đá vào khăn xô hoặc làm nóng túi chườm để áp lên vùng hàm cần được thư giãn. Để trong 5 - 7 phút rồi lặp lại thao tác 3 - 4 lần mỗi ngày.
Loại bỏ tất cả những thực phẩm cứng, dai, cần đến lực cắn và sức nhai lớn. Thay vào đó ưu tiên những đồ ăn mềm mại, dễ hấp thụ như cháo, súp, sinh tố,... Ngoài ra, đừng quên phân nhỏ thực đơn trong ngày để giảm áp lực lên vùng răng hàm trong một thời điểm. Khi bạn làm theo hướng dẫn trên, đảm bảo hiện tượng mỏi hàm sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Nước muối ấm đem đến ba tác dụng đáng giá, đó là thư giãn, tăng khả năng tuần hoàn máu và kháng khuẩn, tiêu viêm. Vậy nên chúng không chỉ giúp giảm mỏi hàm mà còn cực tốt cho sức khỏe răng miệng trong giai đoạn niềng răng. Hãy thử súc miệng bằng nước muối ấm làm sạch này hai lần mỗi ngày, rồi bạn sẽ bất ngờ với kết quả nhận về cho mà xem.
Đây cùng là một trong những cách hay giúp giải tỏa căng thẳng, làm dãn cơ và giảm nhẹ cơn đau mỏi hàm. Cách làm rất đơn giản, bạn hãy thoa chút dầu dừa lên vùng hàm mặt, mát xa tại vị trí mỏi theo chiều kim đồng hồ. Thao tác nhẹ nhàng trong 15 phút và lặp lại 2 lần mỗi ngày để cải thiện tình hình.
Như đã nhắc qua ở trên, căng thẳng là nguyên nhân hàng đầu gây đau mỏi cung hàm khi niềng răng. Nếu bạn muốn khắc phục tình trạng này thì một trong những cách hữu hiệu nhất là dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Hãy đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, tránh vận động quá mạnh, luôn để đầu óc thư giãn. Khi làm theo chỉ dẫn trên, chắc chắn tình trạng mỏi hàm của bạn sẽ được cải thiện chỉ sau 2 tuần.
Khi chỉnh nha bằng phương pháp niềng răng, mỏi hàm là điều có thể dự đoán trước. Tuy nhiên nếu niềng đúng cách, chuẩn lộ trình thì tình trạng trên sẽ được giảm thiểu triệt để. Thời gian can thiệp cũng nhờ vậy mà được rút ngắn đáng kể. Do đó hãy tuân thủ đúng quy trình, lắng nghe và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để được hạn chế tình trạng niềng răng bị mỏi hàm.
Niềng răng bị mỏi hàm là một trong những biểu hiện thường gặp phải trong quá trình niềng răng, do đó bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu vẫn cảm thấy cơn đau mỏi hàm kéo dài và không giảm bớt, bạn nên đến phòng khám nha khoa để bác sĩ kiểm tra nguyên nhân, từ đó đề xuất phương pháp điều trị cụ thể.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.