Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Niềng răng có hết móm không? Ưu điểm niềng răng trong điều trị móm

Ngày 29/10/2024
Kích thước chữ

Răng móm là một tình trạng sai khớp cắn khá phổ biến. Một trong những phương pháp phổ biến được nhiều người lựa chọn để cải thiện tình trạng này là niềng răng. Vậy niềng răng có hết móm không?

Răng móm không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều vấn đề về chức năng nhai cũng như sức khỏe răng miệng. Do đó, niềng răng đang là phương pháp được lựa chọn hàng đầu nhằm khắc phục tình trạng.

Tổng quan về tình trạng răng móm

Răng móm hay còn gọi là khớp cắn ngược là tình trạng sai khớp cắn mà hàm dưới đưa ra phía trước quá mức, che phủ hàm trên khi khép miệng. Trong trường hợp bình thường, mỗi khi cắn răng hàm trên sẽ bao phủ nhẹ nhàng răng hàm dưới. Tuy nhiên, ở những người bị móm, cấu trúc này phát triển ngược lại, dẫn đến khớp cắn không cân đối.

Biểu hiện của răng móm:

  • Hàm dưới đưa ra trước, làm cho vùng môi dưới và cằm nhô ra.
  • Nhìn nghiêng, gương mặt bị lõm và mất hài hòa.
  • Khi khép miệng, răng hàm dưới che phủ răng hàm trên.

Nguyên nhân gây móm răng:

  • Di truyền: Đây là nguyên nhân phổ biến. Nếu trong gia đình có người bị móm, khả năng cao con cháu cũng sẽ gặp tình trạng tương tự.
  • Vấn đề về răng: Một số người thiếu răng cửa hàm trên hoặc răng cửa mọc chậm, dẫn đến mất cân bằng giữa hai hàm.
  • Thói quen xấu: Thói quen đưa hàm dưới ra trước trong thời gian dài cũng có thể gây ra móm.
  • Mất răng sớm: Mất răng cối sữa hàm dưới quá sớm có thể khiến hàm dưới trượt ra trước.
  • Vấn đề về khớp: Dây chằng khớp thái dương hàm lỏng lẻo khiến hàm dưới di chuyển không ổn định, gây ra móm.
  • Yếu tố nội tiết và cơ: Rối loạn nội tiết hoặc lưỡi hoạt động quá mức có thể đẩy hàm dưới ra ngoài, làm mất cân đối giữa các cơ trên khuôn mặt.
Niềng răng có hết móm không? Ưu điểm niềng răng trong điều trị răng móm 1
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến móm răng

Niềng răng có hết móm không?

Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha sử dụng các khí cụ như dây cung, mắc cài để điều chỉnh vị trí của răng trên cung hàm. Đối với thắc mắc liệu niềng răng có hết móm không, câu trả lời là có. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ móm. Cụ thể:

  • Móm do răng: Đây là trường hợp mà niềng răng có thể điều chỉnh hiệu quả nhất. Niềng răng sẽ giúp đưa răng hàm dưới về vị trí đúng, làm cân đối lại khớp cắn.
  • Móm do xương hàm: Trường hợp móm phức tạp do cấu trúc xương hàm không cân đối, niềng răng có thể không đủ để giải quyết triệt để. Trong tình huống này, phẫu thuật chỉnh hình hàm có thể là phương án điều trị chính. Trước khi quyết định phương pháp, bệnh nhân cần được chụp X-quang và tư vấn kỹ càng bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Vì vậy, để xác định rằng niềng răng có hết móm không thì điều quan trọng là phải kiểm tra kỹ lưỡng nguyên nhân cụ thể và tình trạng hiện tại của hàm răng.

Niềng răng có hết móm không? Ưu điểm niềng răng trong điều trị răng móm 2
Niềng răng có hết móm không?

Ưu điểm của niềng răng trong điều trị răng móm

Sau khi tìm hiểu thông tin về niềng răng có hết móm không, bạn có thể tham khảo một số ưu điểm nổi bật của phương pháp này:

Khắc phục tình trạng móm toàn diện

Niềng răng không chỉ giúp điều chỉnh lại vị trí của các răng, làm cho hàm răng đều và đẹp hơn mà còn mang lại sự hài hòa cho khuôn mặt. Sau khi niềng răng, hai hàm sẽ cân đối hơn, khớp cắn chuẩn và gương mặt cũng trở nên cân đối.

Duy trì kết quả chỉnh nha

Nếu tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về việc đeo hàm duy trì sau khi niềng răng, bạn hoàn toàn có thể giữ được kết quả lâu dài. Điều này đặc biệt quan trọng với những người niềng răng ở tuổi trưởng thành, khi xương hàm đã phát triển ổn định.

Cải thiện chức năng nhai

Niềng răng không chỉ giúp điều chỉnh khớp cắn, mà còn cải thiện chức năng nhai. Khi răng đã được sắp xếp đúng vị trí, việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn và cũng góp phần cải thiện sức khỏe răng miệng, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm lợi do vệ sinh răng miệng có phần khó khăn trước đây.

An toàn, không ảnh hưởng đến răng

Khí cụ niềng răng tác động nhịp nhàng lên răng, giúp răng di chuyển một cách từ từ và ổn định sau mỗi lần điều chỉnh. Phương pháp này không yêu cầu mài răng như phương pháp bọc răng sứ. Do đó, nó không gây tổn hại lớn đến cấu trúc răng tự nhiên.

Niềng răng có hết móm không? Ưu điểm niềng răng trong điều trị răng móm 3
Niềng răng được đánh giá là an toàn, không ảnh hưởng đến răng

Niềng răng móm có đau không?

Không chỉ câu hỏi niềng răng có hết móm không mà niềng răng móm có đau không cũng được rất nhiều người quan tâm. Thực tế, việc niềng răng, đặc biệt là trong trường hợp niềng răng móm, có thể gây ra cảm giác khó chịu, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi bắt đầu đeo mắc cài. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, khi miệng đã quen với sự tồn tại của mắc cài, cảm giác khó chịu này sẽ giảm dần.

Ngoài ra, sau mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ điều chỉnh lực kéo của dây cung. Điều này có thể gây ra cảm giác hơi đau nhức hoặc ê ẩm. Tuy nhiên, hiện tượng này thường chỉ kéo dài từ 1-2 ngày và có thể được kiểm soát bằng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Việc niềng răng để điều trị móm là một quá trình dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Kết quả đạt được không chỉ phụ thuộc vào kỹ thuật của bác sĩ mà còn phụ thuộc vào sự chăm sóc, tuân thủ của bệnh nhân.

Niềng răng có hết móm không? Ưu điểm niềng răng trong điều trị răng móm 4
Niềng răng móm có thể gây ra cảm giác khó chịu

Hy vọng với những thông tin trên đã giải đáp được thắc mắc niềng răng có hết móm không của nhiều người. Có thể nói niềng răng là phương pháp hiệu quả để điều trị móm. Theo đó, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và lựa chọn cơ sở uy tín để có quá trình điều trị an toàn và đạt hiệu quả tối đa.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin