Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nồi chiên không dầu có gây ung thư không?

Ngày 30/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thời gian gần đây có nhiều thông tin lan truyền sử dụng nồi chiên không dầu khi nấu nướng sẽ sản sinh chất gây ung thư. Sự thật về điều này là gì? Nồi chiên không dầu có gây ung thư không?

Nồi chiên không dầu là một thiết bị quen thuộc trong gian bếp của các gia đình hiện nay. Sản phẩm giúp các chị em nội trợ có thể chế biến nhanh chóng các món chiên, nướng mà không cần sử dụng nhiều dầu mỡ, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, gần đây có thông tin lan truyền rằng nồi chiên không dầu có thể gây ung thư. Thực hư về thông tin này như thế nào? Nồi chiên không dầu có gây ung thư không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!

Tìm hiểu về Acrylamide

Trước khi giải đáp vấn đề nồi chiên không dầu có gây ung thư không, hãy cùng tìm hiểu về chất Acrylamide gây ung thư được đề cập ở nghiên cứu trên. Theo Bác sĩ Trương Hoàng Hưng - Giảng viên dạy lâm sàng tại Trường ĐH Công nghệ Texas, Hoa Kỳ, Acrylamide là hóa chất được dùng nhiều trong công nghiệp. Các loại thực phẩm chứa nhiều Acrylamide có thể kể đến như khoai tây chiên, bánh mì, bánh ngũ cốc, cà phê,… Ngoài ra, chất này còn được tìm thấy trong khói thuốc lá.

Về việc chất Acrylamide có gây ung thư không, bác sĩ Hưng cho biết hiện vẫn chưa thấy mối liên hệ rõ ràng giữa Acrylamide và nguy cơ tăng ung thư trên người. Nguyên nhân được đưa ra là rất khó để định lượng được hàm lượng Acrylamide từ thức ăn mà một người tiêu thụ, chưa bàn đến sự hấp thu của cơ thể.

Tuy nhiên, Acrylamide thực tế có thể làm tổn thương cấu trúc DNA trên động vật nên FDA Hoa Kỳ vẫn xếp nó vào các loại hóa chất có hại cho sức khỏe. Các biện pháp giảm Acrylamide trong thức ăn được khuyến khích, nhưng không cấm.

Nồi chiên không dầu có gây ung thư không? Sự thật là gì 1
Tin về nồi chiên không dầu gây ung thư bắt đầu từ bài viết của Hiệp hội người tiêu dùng Hong Kong

Acrylamide có gây ung thư không?

Theo bác sĩ Trương Hoàng Hưng, nghiên cứu trên người vẫn chưa thấy mối liên hệ rõ ràng là Acrylamide sẽ làm tăng nguy cơ ung thư trên người. Nghiên cứu trên người gặp khó khăn để định lượng được lượng Acrylamide từ thức ăn mà một người tiêu thụ. Hơn nữa, độ hấp thu và chuyển hóa Acrylamide trên cơ thể người cũng khác trên cơ thể động vật.

Nghiên cứu trên động vật cho thấy Acrylamide khi cho vào nước uống ở liều cao sẽ làm tăng nguy cơ ung thư trên một số cơ quan. Do đó, khi tiếp xúc với Acrylamide với số lượng nhiều và đủ lâu sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. 

Tuy nhiên, Acrylamide có thể làm tổn thương cấu trúc DNA trên động vật nghiên cứu nên Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã xếp Acrylamide vào loại hóa chất có hại cho sức khỏe và đưa ra các biện pháp nhằm giảm Acrylamide trong thức ăn chứ không cấm.

Nồi chiên không dầu có gây ung thư không?

Nồi chiên không dầu sản sinh ra một chất có tên Acrylamide gây nguy cơ gây ung thư. Tuy nhiên, việc tránh Acrylamide hoàn toàn là điều không thể. Một khảo sát trên hàng nghìn người tại Mỹ đã cho thấy đến 99.9% mẫu máu tham gia khảo sát có dấu hiệu của Acrylamide, khác nhau ở liều lượng.

Còn theo Chuyên gia Hóa học - PSG Trần Hồng Côn, Acrylamide không gây ngộ độc nhưng có khả năng gây ung thư nếu như thức ăn chứa hàm lượng chất này cao. Acrylamide sản sinh trong thức ăn nấu chín ở nhiệt độ cao. Khi thức ăn đã chuyển sang màu vàng sậm hoặc cháy đen thì đã hình thành Acrylamide. 

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có kết luận chính xác ăn bao nhiêu thức ăn bị cháy thì sẽ gây ung thư như: Ung thư đại tràngung thư dạ dàyung thư vòm họng,... Ngoài thức ăn, con người có thể tiếp xúc với Acrylamide thông qua khói thuốc lá. Lượng Acrylamide có trong thuốc lá nhiều hơn thức ăn.

Nồi chiên không dầu có gây ung thư không? Sự thật là gì 2
Acrylamide sản sinh trong thức ăn nấu chín ở nhiệt độ cao

Về vấn đề sử dụng nồi chiên không dầu có gây ung thư không? PGS Trần Hồng Côn cho rằng nồi chiên không dầu làm chín thức ăn vàng đều và không bị cháy như chiên nướng trực tiếp trên lửa nên sẽ an toàn hơn. Lượng Acrylamide được tạo ra ít hơn.

Như vậy, có thể thấy Acrylamide được tạo ra không phải vì thiết bị mà là nhiệt độ. Nếu nấu càng lâu, ở nhiệt độ càng cao thì sẽ tạo ra càng nhiều Acrylamide. So sánh 3 phương pháp chiên nướng chủ yếu hiện nay có thể thấy rằng:

  • Nồi chiên không dầu có nhiệt độ dao động từ 80 - 200 độ C.
  • Nướng lửa than, lò than nhiệt độ có thể lên đến 320 độ C.
  • Chiên chảo ngập dầu có thể lên đến 300 độ C.

Rất rõ ràng, nhiệt độ ở nồi chiên không dầu thấp hơn, thời gian nấu cũng nhanh nên sẽ sản sinh ít Acrylamide hơn so với các phương pháp nướng lửa trực tiếp và chiên ngập dầu truyền thống.

Nồi chiên không dầu có gây ung thư không? Sự thật là gì 3
Nồi chiên không dầu có gây ung thư không? Sử dụng đúng cách sẽ không gây ung thư

Cách sử dụng nồi chiên không dầu an toàn

Khoai tây chiên là thực phẩm chứa nhiều Acrylamide nên hàm lượng chất này sẽ gia tăng nhiều hơn nữa khi chế biến ở nhiệt độ cao. Trong khi sữa, thịt, cá sẽ không như vậy. Do đó, để hạn chế lượng Acrylamide hấp thụ vào cơ thể, bạn cần lưu ý đến việc sử dụng thực phẩm để chiên nướng và dùng nồi chiên không dầu đúng cách.

Với món khoai tây chiên, hãy ngâm khoai cắt lát vào nước 15 - 30 phút, để thật khô rồi mới đem chiên. Bạn cũng nên hạn chế đông lạnh khoai tây để tránh gia tăng hàm lượng Acrylamide. Chú ý cài đặt nhiệt độ và thời gian chính xác khi dùng sản phẩm

Khi sử dụng nồi chiên không dầu, chú ý cài đặt nhiệt độ và thời gian chính xác, không chiên nướng quá lâu tránh bị cháy. Với những món chiên đã chuyển qua màu vàng sậm hoặc cháy đen thì nên bỏ đi, không nên ăn.

Trên đây là những thông tin về thực hư nồi chiên không dầu có gây ung thư không, hy vọng đã giải đáp cho bạn những thắc mắc cần thiết. Hiện rất ít các nghiên cứu về ảnh hưởng của nồi chiên không dầu và chưa có kết luận cuối cùng về khả năng biến đổi thực phẩm thành chất gây ung thư của nó. Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý và hạn chế ăn thực phẩm chiên nói chung vì dù nấu bằng hình thức nào, các thực phẩm này cũng gây nguy cơ béo phì, tim mạch, tăng huyết áp và nhiều loại bệnh khác.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm