Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bị nổi cục ở mu bàn chân là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Theo các chuyên gia, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề bệnh lý cần điều trị sớm. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Một khối u bất thường xuất hiện ở mu bàn chân có thể đi kèm với cảm giác sưng đau khó chịu. Trường hợp này gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận động cũng như sinh hoạt thường ngày.
Tình trạng nổi cục ở mu bàn chân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đó các chuyên gia cho biết, ngoài chấn thương thì đa phần là liên quan đến các vấn đề bệnh lý. Bài viết dưới đây là một số vấn đề được cho là có liên quan đến tình trạng nổi u cục tại mu bàn chân.
Nang hạch ở chân là một khối u mô tròn, lành tính, thường xuất hiện dọc theo các khớp hay gân cơ, bên trong có chứa mủ.
Nang hạch có xu hướng xuất hiện phổ biến ở cổ tay và bàn tay hoặc ở mu bàn chân hay mắt cá chân.
Người bệnh có thể bị nổi một hay nhiều u nang hạch trên cùng một mu bàn chân, to nhỏ khác nhau và khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và khó chịu.
Trường hợp khối nang hạch phát triển lớn có thể gây chèn ép gân hay dây thần kinh, làm phát sinh nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn như tê cứng, đau đớn dữ dội, giảm khả năng vận động chân, ngứa ran ở mu bàn chân.
Bệnh gout là tình trạng tích tụ acid uric gây ra sự kết tủa tinh thể muối urat tại khớp, khiến cho mô bàn chân bị sưng viêm, đặc biệt là sưng ở xung quanh gốc ngón chân cái. Triệu chứng nóng rát và đau nhức do bệnh gây ra thường đến đột ngột, nhất là vào ban đêm.
Tình trạng rối loạn chuyển hóa, rối loạn máu, mất nước… có thể khiến cơ thể tăng sản xuất acid uric, dẫn đến dư thừa. Ngoài ra các vấn đề về rối loạn di truyền, thận, tuyến giáp cũng có thể khiến quá trình đào thải acid uric gặp khó khăn.
U tế bào khổng lồ bao gân màng hoạt dịch thường bắt nguồn từ màng hoạt dịch của bao khớp, bao gân và túi hoạt dịch. Đây là bệnh lý diễn tiến chậm và không gây đau.
U tế bào bao gân màng hoạt dịch được biểu hiện như 1 khối u nhỏ hay một tổ chức bất thường. Những khối u thường sẽ được giới hạn tại 1 vùng khớp, phổ biến tại các khớp nhỏ. Tuy nhiên mu bàn chân cũng là vị trí có thể bị ảnh hưởng.
Nổi cục ở mu bàn chân có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh sừng da.
Sự tăng trưởng bất thường của lớp sừng trên da sẽ hình thành lớp da có hình nón hay sừng dày cộm nổi lên trên bề mặt vai, cổ, mặt, cẳng chân, tay. Đa phần các trường hợp bị sừng da là lành tính. Tuy nhiên trong một số ít trường hợp thì sừng da có thể là dấu hiệu của tiền ung thư hay ung thư.
Gai xương ở mu bàn chân hình thành do sự phát triển thêm của các mô xương.Đa phần các trường hợp xuất hiện gai xương đều có liên quan tới bệnh cơ xương khớp. Điển hình như thoái hóa khớp hay tổn thương ở khớp do chấn thương.
Ngoài bị nổi cục ở mu bàn chân thì người bệnh còn gặp phải nhiều triệu chứng đi kèm khác. Phải kể đến như đau nhức dữ dội, nhất là khi di chuyển, cơn đau có thể lan xuống các ngón chân. Cùng với đó là một số triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt…
Tình trạng nổi cục ở mu bàn chân có thể là dấu hiệu cảnh báo các khối u mềm lành tính. Đặc trưng của các khối u này là sự tăng trưởng của các chất béo nằm giữa lớp cơ và da phía trên. Các khối u mềm thường không nghiêm trọng và cũng sẽ không phát triển thành ung thư.
Các khối u thường có đường kính khoảng 2.4cm. Chúng có thể gây đau hoặc không. Đa phần các trường hợp đều có thể không cần điều trị.
Bao hoạt dịch là các túi nhỏ có chứa các chất bôi trơn làm nhiệm vụ giảm ma sát giữa xương, gần cơ và da ở khớp. Tình trạng viêm bao hoạt dịch xảy ra khi có viêm nhiễm, tổn thương hay áp lực đè nén lên các bao hoạt dịch.
Ngoài gây nổi cục ở mu bàn chân thì tình trạng này còn gây ra các triệu chứng đau đớn đi kèm. Từ đó còn làm cản trở khả năng vận động của bàn chân và gây hạn chế khi di chuyển. Tình trạng đau nhức và sưng tấy bề mặt da thường sẽ kéo dài trong vòng vài tuần.
Nhiều trường hợp, viêm khớp dạng thấp cũng có thể là bệnh lý nguyên nhân gây nổi cục ở mu bàn chân. Các khối u cứng dưới da xuất hiện do bệnh lý này còn được gọi là các nốt thấp khớp.
Kích thước của các nốt thấp khớp khi mới xuất hiện có thể nhỏ như hạt đậu. Tuy nhiên, chúng có thể phát triển to bằng quả óc chó. Vị trí xuất hiện thường ở xung quanh các khớp bị viêm nhiễm nặng nề.
U nang bã nhờn được xác định là khối u nang không ung thư. Khối u này thường xuất hiện dưới da do các tuyến bị chặn hay khi các lỗ chân lông bị tắc nghẽn. U nang bã nhờn thường xuất hiện phổ biến hơn ở vùng cổ và mặt. Tuy nhiên không thể loại trừ trường hợp mu bàn chân cũng là một vị trí mà khối u có thể xuất hiện.
Một cục u cứng ở mu bàn chân có thể dẫn đến tình trạng đau đớn và ảnh hưởng đến khả năng di chuyển cũng như hoạt động hàng ngày của người bệnh. Việc tìm hiểu các nguyên nhân và các yếu tố rủi ro là cách tốt nhất để ngăn ngừa các rủi ro và biến chứng liên quan.
Thông thường tình trạng nổi cục ở mu bàn chân không nghiêm trọng. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ chuyên môn nếu xuất hiện các dấu hiệu như:
Các dấu hiệu này có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị phù hợp.
U bao hoạt dịch là bệnh lý không nguy hiểm. Với các khối u vừa và nhỏ, không đau nhức, sưng viêm thì có thể không cần điều trị. Nếu khối u quá lớn, cử động của mu bàn chân khó khăn, cần trị liệu để tránh những di chứng về sau.
Nếu khối u chỉ gây ra đau nhức, khó chịu thì chỉ cần áp dụng các biện pháp hạn chế sự vận động của bàn chân. Cần tránh các hoạt động đi lại, vận động mạnh trong quá trình điều trị. Bạn có thể tham khảo cách đeo nẹp chân để cố định các khớp, tránh những tổn thương đến khối u.
Các phương pháp truyền thống như chườm đá,... cũng có khả năng giảm đau hiệu quả ngay tại nhà. Hiện nay, người ta còn sử dụng tác dụng nhiệt, sống ngắn, fia hồng ngoại, laser trị liệu... trong quá trình điều trị khối u.
Ngoài ra, bạn cũng có thể uống hoặc tiêm các loại thuốc điều trị gout được bác sĩ chỉ định. Không được lạm dụng vào các loại thuốc chức năng, không dùng theo chỉ dẫn của nhiều người. Các loại thuốc corticosteroid có chức năng hạn chế tình trạng sưng viêm, giảm đau.
Khi khối u quá lớn sẽ ảnh hưởng đến sự vận động cũng như tính thẩm mỹ của bàn chân. Để cải thiện tình trạng này, chúng ta nên tìm tới bác sĩ điều trị uy tín. Bác sĩ có thể chọc hút dịch khớp bên trong khối u ra ngoài an toàn, không ảnh hưởng đến các vùng xung quanh.
Bị nổi cục ở mu bàn chân có thể liên quan đến nhiều điều kiện bao gồm gai xương, u nang hạch, bệnh gout hoặc các bệnh lý liên quan khác. Một số bệnh lý có thể không cần điều trị, tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến một số bệnh lý tiềm ẩn. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp