Bệnh gút có ăn được rau mồng tơi không? Một số thực phẩm người bệnh gút không nên ăn
Ngày 02/11/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh gút có ăn được rau mồng tơi không? Điều này phụ thuộc diễn tiến bệnh gút của người bệnh cũng như là số lượng rau mồng tơi mà người bệnh ăn. Rau mồng tơi là loại rau chứa nhiều purin nên người bệnh gút cần hạn chế ăn trong thời gian điều trị nhằm hỗ trợ quá trình kiểm soát bệnh tình.
Gút là một căn bệnh viêm khớp phổ biến do sự hình thành tinh thể urat trong khớp. Nên việc đặt câu hỏi về các thực phẩm nên ăn và không nên ăn là rất cần thiết như bệnh gút có ăn được rau mồng tơi không. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.
Sự ảnh hưởng của thực phẩm đến bệnh gút
Trước khi giải đáp cho thắc mắc người bị bệnh gút có ăn được rau mồng tơi không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin về sự ảnh hưởng của thực phẩm đến bệnh gút. Đầu tiên, bệnh gút (gout) hay còn được gọi với cái tên “Thống phong” là một loại bệnh viêm khớp gây đau và sưng ở các khớp nhỏ như khớp ngón chân cái, khớp ngón tay,... Căn bệnh này xảy ra khi nồng độ axit uric tại máu tăng cao trong thời gian dài, sau đó chúng sẽ lắng đọng và kết tinh thành các tinh thể hình kim tại các khớp. Điều này dẫn đến tình trạng viêm các khớp và lâu dần sẽ xuất hiện các cơn gút cấp. Sau cơn gút cấp đầu tiên, người bệnh có thể bị tái phát lại cơn gút sau vài tháng hay sau vài năm.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh gút là do sự hình thành của tinh thể urat trong các khớp. Từ đó, hình thành nên tình trạng viêm, gây sưng, đỏ, đau các khớp, đặc biệt là các khớp nhỏ trong cơ thể.
Các thực phẩm chứa nhiều base purin là một trong các nguyên nhân dẫn tới bệnh gút. Do đó, việc hạn chế tiêu thụ quá nhiều purin như các loại thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,... là việc làm cần thiết đối với những người có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh gout hay đã mắc bệnh gút.
Ngoài ra, axit uric còn được sản xuất thông qua quá trình chuyển hóa của đường fructose hay các thức uống chứa cồn như: Rượu, bia. Fructose là loại đường duy nhất có trả năng sản xuất axit uric, cồn có trong rượu và bia có khả năng kích thích sản xuất và giảm đào thải axit uric có trong cơ thể. Do đó, những người lạm dụng bia rượu, lối sống không lành mạnh cũng có khả năng mắc bệnh gút.
Tuy bệnh gút không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng nếu bạn chủ quan, không tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, ăn uống không kiêng cữ thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Sỏi thận, suy thận, hạt tophi,...
Bệnh gút có ăn được mồng tơi không?
Bệnh gút có ăn được rau mồng tơi không là câu hỏi thường được các bệnh nhân mắc bệnh gút hỏi nhân viên y tế khi thực hiện kiểm soát purin trong mỗi bữa ăn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau mồng tơi chứa nhiều base purin nên người bệnh nên hạn chế tiêu thụ trong thời gian điều trị bệnh gút.
Hầu hết các loại rau đều chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Bổ sung rau xanh trong mỗi bữa ăn không chỉ giúp cân bằng dinh dưỡng và còn hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa. Tuy nhiên, một số loại rau có hàm lượng purin cao nên người bị gút nên cân nhắc trước khi sử dụng.
Đối với người bệnh mắc gút nên điều chỉnh thực đơn ăn uống hằng ngày hoặc hạn chế ăn hay bổ sung nhiều loại thực phẩm chứa purin. Đối với rau mồng tơi vốn là loại rau có tính mát, thanh nhiệt, chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như: Vitamin C, vitamin B6, magie, canxi, sắt,... Và cũng là một trong những loại rau chứa hàm lượng purin cao. Vì vậy, hạn chế ăn rau mồng tơi trong thời gian điều trị không những hỗ trợ làm giảm tiến triển của bệnh và còn hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc cấp của bệnh gút.
Người bệnh gút không nên ăn những thực phẩm nào?
Sau khi đã giải đáp cho thắc mắc người bị bệnh gút có ăn được rau mồng tơi không, một vấn đề khác cũng nhận được nhiều sự quan tâm đó là những thực phẩm mà người bệnh gút nên tránh. Bệnh gút được hình thành sự tích tụ và kết tinh của axit uric từ base purin tại các khớp nhỏ. Do đó việc hạn chế hấp thu các loại thực phẩm chứa nhiều base purin là một trong các lời khuyên của bác sĩ đối với các bệnh nhân bị gút.
Một số thực phẩm chứa nhiều purin như:
Các loại thịt đỏ: Thịt heo, thịt dê, thịt nai,...
Nội tạng: Gan, lòng, não,...
Một số loại hải sản: Tôm, cua, ốc, cá hồi, sò điệp,...
Một số loại rau: Măng tây, súp lơ trắng, ớt chuông xanh, rau muống, giá đỗ, nấm mỡ, các loại đậu,...
Ngoài ra hạn chế sử dụng quá nhiều rượu, bia sẽ hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh gút. Không những thế, việc kiêng cữ một số loại thực phẩm còn có thể giúp cho người bệnh giảm nguy cơ mắc các cơn gút cấp, cải thiện chất lượng cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Phương pháp phòng ngừa bệnh gút hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh gút, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:
Thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày: Tập thể dục đều đặn, giảm cân, bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể hằng ngày. Các môn thể thao vận động vừa phải có thể cải thiện sức khỏe các khớp như đi bộ, tập yoga, bơi lội,...
Hạn chế ăn các loại thực phẩm tăng axit uric như nội tạng, thịt đỏ, các loại hải sản, một số loại rau chứa hàm lượng purin cao,
Hạn chế sử dụng rượu bia, thực phẩm chứa quá nhiều đường fructose.
Ngoài ra, người mắc bệnh gút có thể sử dụng một số thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh gút. Tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi mua và sử dụng cho phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
Đối với bệnh nhân mắc bệnh gút, nên tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Trong quá trình điều trị nếu có xuất hiện cơn đau khớp nào đột ngột hay thấy hiện tượng sưng, đỏ bất thường tại các khớp đã mắc bệnh gút hoặc bất kì một khớp nào khác, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị hay đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và hỗ trợ kịp thời.
Tóm lại, nguyên nhân chính của bệnh gút là axit uric có nguồn gốc từ sự thoái hóa base purin, nên việc đặt các câu hỏi cho nhân viên y tế như bệnh gút có ăn được rau mồng tơi không là cần thiết để có thể điều trị bệnh tốt hơn. Việc làm này nhằm đảm bảo người bệnh có thể kiểm soát lượng purin nạp vào cơ thể, hạn chiết xuất hiện các đợt cấp cũng như hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh gút.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.