Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phụ nữ có bị gout không? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm, bởi bệnh gout ở phụ nữ tuy không phổ biến nhưng vẫn gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống nếu mắc phải. Hãy cùng tham khảo bài viết chi tiết từ Nhà thuốc Long Châu để tìm giải pháp hữu ích cho tình trạng này.
Phần lớn người mắc bệnh gout thường là đàn ông thường xuyên sử dụng số lượng lớn chất kích thích. Vậy phụ nữ có bị gout không? Đây là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của chị em. Để hiểu thêm về căn bệnh này và cách điều trị dứt điểm bệnh, mời bạn cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.
Phụ nữ có bị gout không là thắc mắc của hầu hết chị em. Phần lớn phụ nữ vẫn có khả năng cao bị bệnh gout, đặc biệt là sau thời kỳ mãn kinh, tình trạng này diễn ra ngày càng nhiều hơn. Bệnh gout xuất hiện khi tình trạng viêm khớp do vi tinh thể trong máu rối loạn chuyển hóa nhân purin. Đặc trưng của bệnh gout là có thể tái phát thường xuyên và chuyển biến theo nhiều giai đoạn nếu không được điều trị kịp thời.
Các chuyên gia cho biết, trong giai đoạn mãn kinh (thường từ 51 tuổi trở đi), cơ thể phụ nữ giảm sản xuất hormone estrogen. Estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thận loại bỏ axit uric. Vì vậy, khi lượng estrogen giảm sau mãn kinh, nồng độ axit uric trong máu của phụ nữ bắt đầu tăng. Sau một thời gian, mức axit uric có thể đạt ngưỡng gây ra sự hình thành các tinh thể dẫn đến bệnh gout.
Nguyên nhân gây bệnh gout có thể được phân loại thành nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát, và các yếu tố nguy cơ khác. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về các nguyên nhân và yếu tố liên quan:
Nguyên nhân nguyên phát là yếu tố chủ yếu trong phần lớn các trường hợp bệnh gout. Đặc biệt, chế độ ăn uống chứa nhiều purin là nguyên nhân quan trọng nhất. Các thực phẩm giàu purin bao gồm gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, và nấm.
Một số ít trường hợp bệnh gout có thể xuất phát từ các nguyên nhân thứ phát. Những nguyên nhân này bao gồm:
Ngoài các nguyên nhân chính, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout hoặc làm bệnh nặng hơn, bao gồm:
Tỷ lệ mắc bệnh gout ở phụ nữ thường tăng sau tuổi 51, chủ yếu do sự giảm sản xuất hormone estrogen. Estrogen có vai trò quan trọng trong việc giúp thận bài tiết axit uric ra khỏi cơ thể. Khi mức estrogen giảm, nồng độ axit uric trong máu có xu hướng tăng lên, dẫn đến sự hình thành các tinh thể muối urat tại các khớp theo thời gian.
Sự giảm sản xuất estrogen theo tuổi tác làm gia tăng nồng độ axit uric, từ đó làm tăng tỷ lệ mắc bệnh gout ở phụ nữ. Thêm vào đó, thói quen uống nhiều nước ngọt hơn so với nam giới cũng được coi là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout ở nữ giới.
Phụ nữ có bị gout không có thể nhận biết thông qua những triệu chứng đặc trưng khác so với nam giới khi mắc bệnh, cụ thể như:
Ngoài ra, phụ nữ có bị gout không còn có thể nhận biết khi đầu gối, ngón tay, cổ tay xuất hiện nhiều cơn đau từng đợt kéo dài.
Việc điều trị bệnh gout không chỉ dừng lại ở việc sử dụng thuốc mà còn đòi hỏi sự chú trọng đến lối sống hàng ngày và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả tại nhà:
Bệnh gout nên ăn gì, kiêng ăn gì? Người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh gout cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm như thịt đỏ và hải sản, do chúng có thể làm gia tăng lượng axit uric trong cơ thể, từ đó làm bệnh nặng hơn. Thay vào đó, nên ưu tiên sử dụng các thực phẩm ít purin như trái cây, ớt chuông và sữa ít béo.
Dù có mắc bệnh gout hay không, mỗi người nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Đối với người mắc bệnh gout, việc uống đủ nước giúp cơ thể loại bỏ axit uric qua đường nước tiểu. Đặc biệt, phụ nữ mắc bệnh gout có thể bổ sung dưỡng chất bằng cách uống các loại nước ép trái cây tươi nguyên chất.
Việc tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể và gây khó khăn trong việc loại bỏ chúng. Do đó, để giảm nguy cơ mắc bệnh gout, người bệnh nên hạn chế hoặc tránh xa đồ uống có cồn.
Bệnh gout không phân biệt đối tượng, vì vậy người bệnh nên chủ động sử dụng một số thảo dược giúp giảm viêm và giảm nồng độ axit uric như sau:
Việc duy trì các bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, hoặc bơi lội giúp giảm áp lực lên các khớp. Đặc biệt, người lớn tuổi nếu tập luyện đều đặn có thể cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường sức khỏe toàn diện. Tuy nhiên, cần tránh luyện tập quá sức hoặc sai cách để không gây tổn hại thêm cho khớp và làm tăng nguy cơ bệnh gout.
Việc điều trị bệnh gout tại nhà đòi hỏi sự kết hợp giữa chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh và sử dụng các phương pháp tự nhiên.
Đối với thắc mắc "Phụ nữ có bị gout không?", câu trả lời là có. Bệnh gout không phân biệt giới tính, vì vậy cả nam và nữ đều cần chú trọng đến việc phòng ngừa và quản lý bệnh một cách hiệu quả. Thông qua việc tuân thủ các biện pháp hỗ trợ điều trị kể trên, người bệnh có thể kiểm soát tốt tình trạng của mình, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu và cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.