Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nổi mề đay ở mông là tình trạng mẩn ngứa dị ứng trên vùng da mông khiến bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh mề đay mẩn ngứa. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chúng ta điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả.
Viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc hoặc mụn rộp sinh dục…, có thể gây phát ban trên mông. Thông thường, triệu chứng này sẽ tự biến mất với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, ở một số đối tượng bệnh khác, bệnh nhân cần được chăm sóc y tế.
Nổi mề đay ở mông là một bệnh lý ngoài da do người bệnh bị dị ứng với một loại thuốc nào đó. Khi cơ thể phản ứng với tác nhân này sẽ tạo ra một lượng lớn histamine. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các nốt mẩn đỏ trên bề mặt da.
Nguy cơ bị bội nhiễm và viêm da ở vùng mông cao hơn các vùng khác. Vì mông thường là nơi cơ thể phải chịu những tác động rất lớn, đặc biệt là khi chúng ta đi bộ, ngồi hoặc nằm ngửa. Ngoài ra, mông còn gần với nơi bài tiết chất thải của cơ thể. Do đó, vết mề đay rất dễ bị vi khuẩn tấn công.
Nhiễm trùng da với ký sinh trùng hoặc tình trạng nấm da là những nguyên nhân phổ biến gây bệnh mề đay. Nếu không chăm sóc bản thân tốt, vệ sinh da kém có thể khiến vi khuẩn trú ngụ ở vùng mông. Ví dụ, ngồi có nguy cơ nhiễm trùng cao, nơi vi khuẩn có thể dính vào quần áo và xâm nhập vào cơ thể.
Việc không loại bỏ ký sinh trùng khỏi da, không được vệ sinh đúng cách có thể gây nổi mề đay chỉ trong thời gian ngắn.
Trên thị trường có rất nhiều loại giấy vệ sinh khác nhau. Nhưng không phải sản phẩm nào cũng đảm bảo chất lượng. Sử dụng giấy vệ sinh không an toàn, không rõ nguồn gốc có thể gây nổi mề đay bởi vì, giấy có chứa thành phần lạ. Những thành phần này dễ gây dị ứng da.
Tương tự như giấy vệ sinh, có những rủi ro đáng kể liên quan đến quần áo làm từ chất liệu lạ, đặc biệt là những quần áo quá chật và độ ma sát cao. Chất liệu quần áo quyết định rất nhiều đến sự thoải mái, cũng như độ an toàn cho da. Cotton là loại vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt nhất và giữ cho da luôn khô thoáng.
Ngược lại, các loại vải thô ráp có thể khiến vùng mông đổ mồ hôi. Đồng thời, nếu độ ma sát nhiều cũng có thể khiến da vùng mông bị tổn thương. Nếu không muốn bị nổi mề đay ở mông, bạn cần lựa chọn trang phục một cách khôn ngoan và cẩn thận.
Một số yếu tố tác nhân tự nhiên như thay đổi độ ẩm, thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến nhiều người bị nổi mề đay do dị ứng theo mùa. Tất nhiên, vùng bị ảnh hưởng không chỉ là tay chân mà còn là vùng bụng, vùng mông của tất cả mọi người.
Nổi mề đay xảy ra khi chúng ta tiếp xúc với các loại thực phẩm không tương thích chẳng hạn như cua, tôm, thịt bò, cua, đậu phộng, hạnh nhân... Mỗi người đều có ít nhất 1 đến vài loại thực phẩm có thể gây dị ứng. Vì vậy, cần tránh xa những thực phẩm này để bảo vệ sức khỏe.
Các yếu tố khác bao gồm ô nhiễm không khí, lông động vật, côn trùng cắn, thức ăn cay, phấn hoa, mỹ phẩm lạ…, có thể gây nổi mề đay, mẩn ngứa, mẩn đỏ ở mông của người bệnh.
Đối với các giải pháp Tây y, bạn cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám sau đó uống thuốc theo đơn và nghe theo lời khuyên của bác sĩ. Các loại thuốc khác nhau được kê đơn dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân. Phổ biến nhất trong số này là dùng một trong ba loại thuốc:
Không phải lúc nào chúng ta cũng cần dùng đến thuốc tây. Nếu bạn đã xác định được nguyên nhân gây ra bệnh mề đay, mề đay ở mông không quá nghiêm trọng thì bạn có thể sử dụng thuốc đông y để chữa trị bệnh dị ứng nổi mề đay.
Chữa mề đay ở mông bằng cách tắm lá chè xanh
Chúng ta vẫn biết về tác dụng chống viêm của lá chè xanh từ xa xưa. Người bị nổi mề đay lấy khoảng 30 gam lá chè xanh. Sau khi rửa sạch, đun sôi với 3l đến 3,5l nước. Sau khi đun sôi, bạn mở vung, đợi nước nguội thì có thể dùng để tắm vùng da bị mề đay.
Đôi khi nổi mề đay là do nội tiết tố trong cơ thể, chức năng gan kém, nóng trong gây dị ứng. Uống trà xanh là cách tốt nhất để thanh lọc cơ thể.
Rượu ngâm đinh lăng dùng để chữa mề đay ở mông hiệu quả
Phương pháp trị mề đay ở mông bằng rượu ngâm đinh lăng cũng đem lại kết quả tốt. Bạn dùng rễ cây đinh lăng, rửa sạch, ngâm với rượu trắng khoảng 1 tháng. Khi các dược chất từ rễ cây đinh lăng được pha vào rượu thì bạn sử dụng để uống hàng ngày. Lưu ý quan trọng, bạn không được uống quá mức và chỉ được uống tối đa 2 ly nhỏ mỗi ngày trước bữa ăn.
Trị nổi mề đay ở mông bằng gừng
Gừng có tính sát khuẩn cao và được coi là một loại kháng sinh tự nhiên. Nếu bạn bị nổi mề đay ở mông thì có thể chữa bằng gừng rất an toàn. Bạn lấy một củ gừng tươi, rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng. Tiếp theo, bạn lấy miếng gừng đó chấm lên vùng da bị nổi mề đay. Tuyệt đối không được dùng cối và chày để vắt kiệt và thoa nước gừng lên da vì một lượng lớn nước gừng có thể gây bỏng da rất đau.
Nổi mề đay ở mông gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh kể cả khi ngồi hay vận động. Nếu nổi mề đay cấp tính, nó có thể tự khỏi trong vòng 6 tuần. Tuy nhiên, về lâu dài, bệnh có thể chuyển thành mề đay mãn tính. Vì vậy bạn cần phải điều trị kịp thời và đúng cách.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.