Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nội soi phế quản là một phương pháp kỹ thuật giúp quan sát được bên trong đường hô hấp, nhằm mục đích hỗ trợ chẩn đoán các bệnh liên quan đường hô hấp. Tuy nhiên không ít người vẫn thắc mắc rằng kỹ thuật này có gây nguy hiểm gì không?
"Nội soi phế quản lao phổi cần chú ý những điều gì?" là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết bên dưới nhé.
Nội soi phế quản là phương pháp giúp quan sát bên trong đường hô hấp thông qua ống nội soi. Ống nội soi được đưa vào đường hô hấp thông qua miệng hoặc mũi hoặc lỗ mở khí quản. Đây là thiết bị được thiết kế dưới dạng ống nhỏ, một đầu có gắn camera và đèn để hỗ trợ ánh sáng giúp các bác sĩ quan sát rõ bên trong của đường hô hấp, còn đầu kia có thiết kế tay nắm điều khiển. Trong quá trình nội soi, bệnh nhân sẽ được gây mê hoặc gây tê để giảm cảm giác đau hoặc rát.
Với công nghệ tiên tiến và hiện đại như ngày nay, việc nội soi phế quản ngày càng phổ biến và phát triển để chẩn đoán các bệnh về đường hô hấp.
Kỹ thuật nội soi phế quản gồm có 2 loại:
Thường được sử dụng khi tiến hành phẫu thuật, lấy dị vật trong đường hô hấp ra ngoài. Với sự hỗ trợ của camera, đen và đầu dò cứng giúp kiểm soát các thao tác và các công cụ như dao cắt, dao điện. Phương pháp này sẽ gây khó chịu nên cần gây tê hoặc gây mê cho bệnh nhân
Thường được sử dụng trong trường hợp chẩn đoán các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp, luồn sâu vào phế quản. Với sự hỗ trợ của đèn trợ sáng và camera, giúp bác sĩ tiếp cận được vị trí cần chẩn đoán chính xác nhất. Thời gian nội soi chỉ kéo dài khoảng 10 phút nên không gây đau rát và khó chịu. Phương pháp này khá phổ biến trong nội soi chẩn đoán bệnh hô hấp.
Nội soi phế quản là phương pháp giúp quan sát bên trong đường hô hấp thông qua ống nội soi
Lao phổi là một căn bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm. Theo số liệu thống kê, ở Việt Nam có tỷ lệ nhiễm bệnh lao phổi thuộc top 20 nước trên thế giới. Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi là do trực khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis, trực khuẩn lao này gây ra chủ yếu trên phổi nên được gọi là lao phổi. Hiện nay bệnh lao phổi dẫn được kiểm soát nhờ vào sự phát triển của vaccine, tuy nhiên vấn đề đáng lo ngại ở đây là sự kháng thuốc của vi khuẩn.
Việc chẩn đoán và phát hiện bệnh nhân bị nhiễm lao phổi bằng phương pháp xét nghiệm đờm sẽ cho ra kết quả không đảm bảo chính xác, trong khi đó, kỹ thuật nội soi kết hợp với sinh thiết lấy mẫu và tiến hành các xét nghiệm mô học, tế bào học sẽ mang lại ý nghĩa lớn trong việc chẩn đoán bệnh lao phổi. Nếu kết quả cho thấy cấu trúc nang lao tồn tại trong mẫu bệnh phẩm thì bệnh nhân dương tính với vi khuẩn lao.
Nội soi phế quản để chẩn đoán bệnh lao phổi
Phương pháp này được thực hiện dễ dàng, kết hợp với các kỹ thuật và thiết bị nội soi ngày càng cải tiến nên rất an toàn và không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng hoặc bệnh nhân không hợp tác thì vẫn có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm trong sau quá trình nội soi.
Một số biến chứng có thể mắc phải:
Kết quả của nội soi bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như bệnh nhân không ngửa đầu được, hoặc trong quá trình nội soi, mẫu bệnh phẩm lấy ra quá ít, không đủ cho các xét nghiệm cũng gây khó khăn cho công tác chẩn đoán bệnh.
Ho là một biến chứng của nội soi phế quản
Để kết quả nội soi chính xác nhất, bệnh nhân cần lưu ý một số điều trước và sau khi nội soi như:
Trước khi nội soi:
Sau khi nội soi:
Tuyệt đối không hút thuốc lá sau khi nội soi phế quản lao phổi
Qua bài viết trên, bạn có thể thấy rằng việc nội soi phế quản là một phương pháp rất hiệu quả để hỗ trợ quá trình chẩn đoán các bệnh liên quan đến đường hô hấp, nhất là bệnh lao. Bên cạnh đó bạn cũng nên nắm các lưu ý khi thực hiện phương pháp này để hạn chế xảy ra các biến chứng liên quan.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.