Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh nước ăn chân thường gặp vào mùa mưa lũ hoặc môi trường ẩm ướt. Bệnh có thể chữa bằng mẹo dân gian hoặc thuốc đặc trị. Bạn xem bài viết để biết các cách chữa bệnh nước ăn chân nhé!
Nước ăn chân là cách gọi phổ biến của bệnh nấm kẽ chân, nấm ăn chân. Đây là một trong các bệnh nấm da thường gặp nhất hiện nay. Bệnh có thể tái đi tái lại nếu không biết cách chữa trị, phòng ngừa. Trường hợp bệnh kéo dài cũng có nguy cơ biến chứng nhiễm trùng. Dưới đây là thông tin về nguyên nhân, biểu hiện của bệnh và các cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả nhất.
Tác nhân gây bệnh nấm kẽ chân là các loại nấm ký sinh như: Epidermophyton, Trichophyton rubrum, Microsporum, Candida albicans. Chúng bám vào vùng kẽ chân, duy trì sự sống bằng chất Keratin tồn tại trong da không được vệ sinh sạch sẽ. Nấm tiêu diệt các lợi khuẩn trong da, phá vỡ cấu trúc của tế bào da. Môi trường ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để nấm kẽ chân sản sinh, phát triển.
Các nguyên nhân thúc đẩy hình thành bệnh nấm kẽ chân có thể kể đến:
Nấm ăn chân trú ngụ ở kẽ giữa các ngón chân, đặc biệt là ngón thứ ba và thứ tư. Chúng gây ra tổn thương ở da, phát triển đến đâu sẽ lan rộng đến đó. Mặc dù không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng nấm gây ra cảm giác rất khó chịu. Bệnh nấm kẽ chân có biểu hiện như sau:
Theo kinh nghiệm dân gian có rất nhiều cách chữa nấm kẽ chân hiệu quả.
Muối có đặc tính sát trùng, sát khuẩn giúp tiêu diệt nấm, loại bỏ da chết và ngăn ngừa nhiễm trùng. Cách làm là pha một chút muối vào nước ấm, ngâm rửa chân trong 15 - 20 phút. Rửa nhẹ nhàng các kẽ chân, chỗ da bị nấm ăn. Thực hiện hàng ngày và duy trì 10 - 14 ngày.
Các axit amin, vitamin C và chất chống oxy hóa trong lá trầu có đặc tính làm se, chống viêm nhiễm. Bạn rửa sạch 2 - 3 lá trầu, ngâm với nước muối loãng. Giã nát lá trầu, đắp vào vùng da nấm kẽ chân giúp da nhanh lành. Thực hiện hàng ngày trong 2 tuần liên tục.
Gừng tươi chứa chất chống oxy hóa và tinh chất gingerol giúp kháng viêm, kháng khuẩn và chữa lành vết thương. Thực hiện bằng cách thái vài lát gừng ngâm vào nước sôi trong 5 phút. Hòa nước ngâm gừng với nước sạch cho thành nước ấm, ngâm rửa chân 10 - 15 phút mỗi ngày.
Tỏi chứa chất kháng sinh và kháng khuẩn cực mạnh, đặc biệt có chất ajoene chống nấm. Dầu olive giúp làm mềm và làm lành vùng da tổn thương. Thực hiện bằng cách giã nát 1 tép tỏi tươi (nên dùng tỏi ta), trộn với 2 thìa cà phê dầu olive và thoa lên chỗ bị nấm, sau 1 tiếng thì rửa lại.
Búp ổi có chất làm se tanin và các kháng khuẩn polyphenol, flavonoid, carotenoid, vitamin B2, vitamin C. Chúng giúp loại bỏ nấm và sửa chữa tế bào da. Bạn rửa sạch búp ổi, giã nát cùng một chút muối. Chà xát nhẹ nhàng vào chỗ chân bị nấm, để 15 - 20 rồi rửa sạch. Thực hiện ngày 3 - 4 lần.
Ngoài các nguyên liệu kể trên, bạn tham khảo thêm một số mẹo khác để chữa nấm kẽ chân như:
Nấm kẽ chân có thể chữa khỏi bằng các loại thuốc kháng nấm bôi ngoài da hoặc theo đường uống. Thuốc có tính kháng sinh, sát khuẩn và tiêu diệt nấm rất nhanh, hiệu quả lâu dài. Sử dụng thuốc bôi cũng tiện lợi hơn các mẹo dân gian.
Nước ăn chân dùng thuốc gì tốt mà an toàn? Hiện nay, thuốc chữa nấm ăn chân phổ biến có: Clotrimazole chống nấm tại chỗ và phổ rộng, Ketoconazole chống nấm tổng hợp, thuốc Itraconazole, Miconazole, Econazole… Các loại thuốc này có dạng kem để bôi tại chỗ. Trường hợp bị nấm nặng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng viên uống.
Đối với thuốc uống, mỗi loại có những chống chỉ định riêng. Nhưng hầu hết đều không được dùng chung với thuốc kháng virus, thuốc chống ung thư. Phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, người bị bệnh gan hoặc mật không được uống thuốc kháng nấm.
Để phòng tránh bị nấm ăn chân, bạn nên rèn thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ cho đôi chân. Nên đeo ủng bảo hộ khi tiếp xúc với nguồn nước bẩn. Sử dụng tất có tính kháng khuẩn, chất liệu thông thoáng. Tránh dùng chung tất, giày dép với người khác để ngăn ngừa bị lây nấm kẽ chân.
Để được tư vấn nước ăn chân dùng thuốc gì, bạn có thể đến chi nhánh Nhà Thuốc Long Châu gần nhất. Hệ thống Nhà Thuốc Long Châu cung cấp rất nhiều thuốc kháng nấm chính hãng, chất lượng tốt, an toàn và giá hợp lý.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Suckhoedoisong
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.