Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nước vào tai có nguy hiểm? Cách xử lý khi nước vào tai

Ngày 17/03/2024
Kích thước chữ

Sau khi tắm hoặc sau khi đi bơi bạn có cảm giác nước vào tai dẫn đến cảm giác ù tai. Tuy nhiên, thông thường tình trạng này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn mà không có bất kỳ hậu quả lâu dài nào. Tuy nhiên nếu nước vào tai không chảy ra khỏi tai đúng cách sẽ tồn đọng trong tai nhiều ngày gây ra các bệnh lý nghiêm trọng.

Nước vào tai là tình trạng thường gặp ở nhiều người khi đi tắm hoặc nhất là đi bơi. Nếu không xử lý tình trạng này sớm có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến tai của bạn. Cùng Long Châu tìm hiểu cách xử lý nước vào tai và cách dùng các dụng cụ vệ sinh tai hiệu quả nhé!

Nước vào tai - Nguyên nhân, triệu chứng và hậu quả

Khi tắm hoặc bơi lội, nước có thể tích tụ trong tai. Nước chảy vào ống tai của chúng ta và đôi khi có thể tạo ra âm thanh ù tai đặc trưng.

Khi nước tràn vào ống tai và đọng lại bên trong tai, nó di chuyển qua ống tai hơi dốc xuống màng nhĩ và giữ nước phía sau màng nhĩ. Khi nước đọng ở đây, màng nhĩ không thể rung bình thường và không còn truyền âm thanh hiệu quả nữa. Đây là lý do tại sao bạn có thể chỉ nghe thấy những tiếng động ù tai, kèm theo tiếng ùng ục nhỏ.

Nước vào tai có nguy hiểm? Cách xử lý khi nước vào tai 1
Nước vào tai trong lúc đi tắm hoặc đi bơi

Đặc trưng của nước vào tai là cảm giác ù tai do có nước đọng bên trong. Tiếng ù trong tai có thể gây khó chịu và có thể dẫn đến các bệnh không liên quan khác như mất ngủ. Thông thường, tai sẽ mở lại sau một thời gian ngắn để nước có thể chảy ra và thường chỉ cần lắc hoặc nghiêng đầu là nước sẽ chảy ra ngoài.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nước đọng lại trong tai nhiều ngày và cảm giác khó chịu trong tai vẫn tồn tại. Vì nước, muối và clo trong nước biển hoặc nước bể bơi có thể phá hủy màng bảo vệ của tai nên sức khỏe tổng thể của tai sẽ gặp nguy hiểm. Ngoài ra trong nước có thể có vi khuẩn, do đó làm tăng khả năng tiếp xúc với mầm bệnh, thậm chí có thể dẫn đến viêm tai.

Nước vào tai có nguy hiểm? Cách xử lý khi nước vào tai 2
Nước vào tai có thể gây ra viêm tai giữa

Nếu cảm giác ù tai kéo dài, có thể ráy tai bên trong ống tai đã hút một phần nước, sưng tấy và làm tắc nghẽn tai. Nếu cơn đau không giảm trong vòng vài ngày, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng ống tai và bạn nên hẹn gặp bác sĩ đa khoa hoặc chuyên gia tai mũi họng .

Ngoài ra nước vào tai có thể gây nhiễm trùng tai. Đau và ngứa ở tai có thể là dấu hiệu nhiễm trùng do vi trùng trong nước gây ra. Trong trường hợp có những triệu chứng như vậy, bác sĩ tai mũi họng có thể kê đơn thuốc kháng sinh nếu cần thiết và loại bỏ lượng nước còn sót lại trong tai. Trong trường hợp xấu nhất, việc không điều trị các dấu hiệu cảnh báo này có thể dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn.

Cách xử trí khi bị nước vào tai

Nước vào tai nếu không tự chảy ra khỏi tai thì bạn nên thực hiện một hoặc nhiều cách dưới đây để xử trí. Không nên để tình trạng nước vào tai kéo dài gây viêm nhiễm và mắc các bệnh lý về tai khác. Dưới đây là một số cách xử trí khác khi bị nước vào tai bạn có thể tham khảo:

  • Lắc hoặc nghiêng đầu: Kéo nhẹ dái tai đồng thời nghiêng đầu về phía vai để tăng kích thước khoang tai, giúp nước chảy ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Sử dụng máy sấy tóc: Sử dụng máy sấy tóc cũng có thể giúp làm khô ống tai đúng cách và loại bỏ nước bên trong tai. Tuy nhiên bạn nên giữ máy sấy tóc cách tai một khoảng vừa đủ và sử dụng ở mức nhiệt thấp nhất để tránh bị bỏng và các vấn đề liên quan khác.
  • Ngáp hoặc nhai: Ngáp và nhai có thể giúp loại bỏ nước khỏi ống tai dễ dàng hơn. Nước trong tai bạn dừng lại ở một khu vực gọi là ống Eustachian. Ngáp và nhai có thể giải phóng chất lỏng thông qua chuyển động của cơ hàm dưới bên ngoài tai.
  • Thao tác Valsalva: Thao tác Valsalva là một kỹ thuật có thể được sử dụng để giúp mở ống Eustachian đã đóng để giúp chất lỏng chảy ra khỏi tai của bạn. Đầu tiên, hãy ngậm miệng, bịt mũi lại, sau đó hít và thở từ từ trong khi vẫn giữ kín miệng và mũi. Lưu ý không thổi quá mạnh vì điều này có thể làm hỏng màng nhĩ của bạn.
  • Thuốc nhỏ tai và thuốc xịt tai: Nếu các bước trên không hiệu quả và cảm giác ù tai không biến mất sau vài ngày thì rất có thể một nút ráy tai đã hình thành bên trong tai. Sự tích tụ ráy tai này có thể được xử lý bằng thuốc nhỏ tai hoặc thuốc xịt tai, có thể giúp làm mềm và thoát nước ra ngoài.
  • Chườm ấm: Chườm ấm ngoài tai giúp tai thư giãn và khắc phục được nước kẹt ở bên trong tai.
Nước vào tai có nguy hiểm? Cách xử lý khi nước vào tai 3
Thực hiện thao tác Valsalva để xử trí khi nước vào tai

Các cách phòng tránh nước vào tai

Nước vào tai là tình trạng thường gặp khi đi tắm hoặc đi bơi. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa nước vào tai nhờ áp dụng các phương pháp dưới đây:

  • Sử dụng nút tai nếu phải tiếp xúc với nước khi tắm hoặc đi bơi. Bạn cần làm khô nút tai trước khi sử dụng vì nút tai bị ướt có thể dẫn tới nước đọng bên trong tai.
  • Vệ sinh tai, lau khô tai sau khi tắm hoặc bơi lội.
  • Hạn chế đeo tai nghe khi đang đi dưới mưa hoặc đang đổ nhiều mồ hôi.
  • Sử dụng bịt tai khi nhuộm tóc hoặc xịt tóc để tránh các hóa chất lọt vào bên trong tai.
Nước vào tai có nguy hiểm? Cách xử lý khi nước vào tai 4
Nên sử dụng bông bịt tai khi đi tắm hoặc bơi

Khi bị nước vào tai, bạn không nên thực hiện một số điều sau để tránh gây tổn thương cho tai:

  • Không nên dùng tăm bông lau tai: Việc này sẽ khiến bạn đẩy phần ráy tai vào sâu bên trong ống tai. Lúc này tai mất đi lớp sáp bảo vệ gây tổn thương vùng da trong ống tai. Dùng tăm bông lau tai chỉ nên thực hiện tại cơ sở y tế với que tăm bông chuyên dụng.
  • Không nên tự ý đưa ngón tay, đầu nhíp, giấu se dài vào tai với mục đích đẩy nước ra ngoài. Cách này chỉ khiến tai bạn bị tổn thương thêm chứ hoàn toàn không có tác dụng đưa nước ra khỏi tai.

Nước vào tai không chỉ gây đau tai khó chịu mà còn có thể nguy hiểm nếu nước đọng lại trong tai thời gian dài. Ngoài ra, khi tình trạng viêm tai đã xảy ra, bạn nên đặt lịch hẹn với bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin