Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
10 tuổi là cột mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển về cả thể chất, tâm lý, tình cảm của một bé trai. Thời điểm này, cha mẹ cần đặc biệt sát sao và có phương pháp nuôi dạy con phù hợp. Vậy nuôi dạy một bé trai 10 tuổi cần lưu ý gì?
Bé trai 10 tuổi là đang trong giai đoạn tiền dậy thì mới những thay đổi lớn về tâm sinh lý. Khi con có nhiều chuyển biến về mọi mặt, cách nuôi dạy con của các bậc phụ huynh cũng cần thay đổi sao cho phù hợp. Những điều cha mẹ cần làm lúc này là tìm hiểu sự thay đổi về cả thể chất lẫn tâm lý của con để có cách nuôi dạy phù hợp nhất.
Giai đoạn 10 tuổi được coi là giai đoạn tiền dậy thì ở các bé trai. Vì thế, trẻ có sự thay đổi lớn về cả thể chất, sinh lý, tâm lý… Tất cả những điều này đôi khi có thể khiến trẻ lúng túng, ngại ngùng.
Bé trai 10 tuổi đã có thể đạt đến chiều cao khoảng 1,2 - 1,5 m, cân nặng có thể đạt từ 29 - 40 kg. Ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ về thể chất này, trẻ có thể cao tối đa thêm 10cm/năm và tăng trung bình khoảng 5cm/năm cho đến tuổi dậy thì. Lúc này, một số chiếc răng vĩnh viễn trong cùng của trẻ cũng bắt đầu mọc.
Bé trai 10 tuổi có khả năng giữ thăng bằng tốt, sức chịu đựng mạnh mẽ, kỹ năng chơi các môn thể thao đồng đội tốt. Những bạn nam 10 tuổi có rất nhiều năng lượng và cần hoạt động thể chất ít nhất 1 giờ mỗi ngày.
Về mặt sinh lý, lúc này cơ thể trẻ cũng xuất hiện những dấu hiệu tiền dậy thì ở bé trai như:
Ở giai đoạn 10 tuổi, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý đến tình trạng dậy thì sớm ở bé. Thông thường, giai đoạn dậy thì ở trẻ bắt đầu từ 12 - 15 tuổi. Nếu trẻ dậy thì trong giai đoạn 9 - 10 tuổi có nghĩa là dậy thì sớm. Dậy thì muộn ở bé trai xảy ra khi trẻ chưa xuất hiện dấu hiệu dậy thì khi đã qua 15 - 16 tuổi.
Bé trai 10 tuổi đã nhận thức được mình là ai nên có nhiều thay đổi về mặt cảm xúc. Giai đoạn này, trẻ phải đối mặt với những biến đổi lớn về thể chất, sinh lý khiến trẻ bối rối, lo lắng, phấn khích, hồ nghi. Điều này có thể khiến trẻ bị phân tâm nên khó tập trung vào việc học.
Trẻ cũng thích giao lưu, chia sẻ với bạn bè nhiều hơn, có xu hướng bắt chước các anh chị lớn hơn và bắt đầu có thần tượng. Đôi khi, trẻ nêu ý kiến về quyền và nghĩa vụ của mình. Có những trẻ muốn vượt qua giới hạn an toàn, có biểu hiện phớt lờ ý kiến của cha mẹ khiến trẻ trở nên “khó bảo” hơn.
Ở giai đoạn này, trẻ phát triển về khả năng tập trung, chú ý và phán đoán. Lúc này, cha mẹ có thể cảm nhận được trẻ có thể lắng nghe, suy nghĩ như người lớn. Các kỹ năng tư duy, phản biện đang phát triển nên trẻ có thể làm theo hướng dẫn chi tiết, tự lập kế hoạch và lập luận các vấn đề khác nhau.
Trẻ có thể đọc hiểu những nội dung phức tạp và các chủ đề khác nhau và luôn hào hứng trình bày quan điểm để được mọi người lắng nghe. Trẻ tỏ ra độc lập hơn và không còn muốn cha mẹ bám sát việc học như trước. Với tình tò mò ngày càng tăng, một số trẻ phát triển sở thích riêng hoặc có thú vui sưu tầm đồ đạc. Trẻ dành nhiều thời gian để thực hiện các hoạt động mà mình yêu thích.
Bé trai 10 tuổi dù bắt đầu thể hiện sự bướng bỉnh nhưng vẫn có sự kết nối với cha mẹ. Chúng vẫn coi người lớn là nhân vật có thẩm quyền và vẫn tuân theo những nguyên tắc mà cha mẹ đưa ra.
Ngoài ra, trẻ bắt đầu xây dựng mối quan hệ bạn bè bền chặt hơn. Hầu hết bạn bè của trẻ là bạn trai cùng lớp nhưng trẻ cũng có thể quan tâm đến các bạn gái. Tình bạn của bé trai ở giai đoạn này chủ yếu phát triển dựa trên sở thích chung. Lòng trung thành với các hội nhóm phát triển mạnh. Các tình huống xung đột, cạnh tranh với anh chị em hay bạn bè cũng xảy ra thường xuyên hơn.
Với bé trai 10 tuổi đang trong giai đoạn tiền dậy thì, cha mẹ cần có cách cư xử và nuôi dạy con phù hợp. Một số gợi ý dành cho các bậc phụ huynh đang có con trong độ tuổi này như:
Những đứa trẻ bướng bỉnh thường không thích bị giáo huấn quá nhiều. Vì vậy, cha mẹ cần tăng sự kết nối với trẻ bằng cách thường xuyên dành thời gian cho những cuộc trò chuyện chất lượng. Cha mẹ nên đặt mình vào vị trí của con để có thể lắng nghe, thấu hiểu và có cách giao tiếp, ứng xử, uốn nắn con phù hợp.
Vì có sự phát triển về khả năng tư duy, lập luận lại mong muốn thể hiện bản thân, vì vậy nhiều trẻ có xu hướng nóng vội, bốc đồng. Thời điểm này cha mẹ cần rèn cho con tính kiên nhẫn để con có nền tảng hình thành đức tính kiên trì sau này.
Bé trai 10 tuổi nên phát triển tính tự lập, thoát khỏi vòng tay bao bọc, cưng chiều của gia đình. Ngoài việc cá nhân, cha mẹ có thể yêu cầu trẻ tự dọn dẹp phòng mình, hỗ trợ cha mẹ làm việc nhà. Cha mẹ cũng đừng quên ghi nhận, biểu dương những gì con làm được để khích lệ tinh thần cho con.
Đây cũng là lúc cha mẹ nên dành thời gian chia sẻ với trẻ về giai đoạn dậy thì hoặc các rối loạn thường gặp ở tuổi dậy thì nếu con bạn dậy thì sớm. Việc tìm hiểu các phương pháp dạy con trai ở tuổi dậy thì cũng hết sức quan trọng.
Tóm lại, 10 tuổi là giai đoạn tiền dậy thì vô cùng quan trọng và có nhiều biến đổi với bé trai. Cha mẹ cần áp dụng những phương pháp giáo dục phù hợp với sự thay đổi về tâm sinh lý của bé trai 10 tuổi để nuôi dạy con được tốt.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.