Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

[Chuyên gia trả lời] Đau bụng đi ngoài uống Panadol được không?

Ngày 29/01/2023
Kích thước chữ

Panadol là một loại thuốc vô cùng thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Vậy cụ thể Panadol là thuốc gì và có những tác dụng nào? Đau bụng đi ngoài uống Panadol được không? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Đau bụng đi ngoài là một tình trạng thường gặp, khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Nhiều người đã tìm đến Panadol để cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, bạn đã biết rõ Panadol là thuốc gì hay chưa? Liệu đau bụng đi ngoài uống Panadol được không? Trong bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.

Panadol là thuốc gì?

Thuốc Panadol có thành phần chính là paracetamol, là thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau với mức độ đau từ nhẹ đến trung bình. Panadol thường được dùng để điều trị các loại đau như đau đầu, đau nửa đầu, đau bụng kinh, đau cơ, đau họng, đau xương khớp, đau sau tiêm phòng, đau răng, đau do nhổ răng… và hạ sốt.

Panadol là thuốc gì? Đau bụng đi ngoài uống Panadol được không? 1 Panadol có tác dụng giảm đau, hạ sốt

Panadol được đánh giá là một loại thuốc khá an toàn, hiếm khi gây ra các tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên, việc làm dụng thuốc hay dùng thuốc sai cách có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe người sử dụng.

Đau bụng đi ngoài uống Panadol được không?

Tình trạng đau bụng đi ngoài gây ra cảm giác khó chịu và chắc chắn không một ai muốn tình trạng này kéo dài. Do vậy, người bệnh luôn muốn tìm cách để chấm dứt các cơn đau càng sớm càng tốt. Nhiều người trong đó đã tìm đến Panadol - một loại thuốc giảm đau rất phổ biến để kiểm soát cơn đau bụng đi ngoài. Tuy nhiên, liệu đau bụng đi ngoài uống Panadol được không?

Panadol là thuốc gì? Đau bụng đi ngoài uống Panadol được không? 2 Đau bụng đi ngoài uống Panadol được không?

Việc đau bụng đi ngoài uống Panadol được hay không tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dưới đây Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc làm rõ các trường hợp đau bụng đi ngoài có thể và không thể uống Panadol.

Khi nào đau bụng đi ngoài có thể uống Panadol?

Trường hợp đau bụng đi ngoài có thể uống Panadol là khi người bệnh bị rối loạn tiêu hóa. Đa số các trường hợp đau bụng đi ngoài thường có nguyên nhân là do rối loạn tiêu hóa. Tình trạng này có thể xảy ra khi:

  • Người bệnh ăn phải thực phẩm bị ôi thiu, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
  • Người bệnh bị nhiễm vi khuẩn hay vi sinh vật, từ đó kích thích niêm mạc đường tiêu hóa dẫn tới đau bụng đi ngoài.
  • Người bệnh dị ứng thực phẩm.

Trong trường hợp này, tình trạng đau bụng tiêu chảy thường không để lại hậu quả nguy hiểm, bạn có thể sử dụng Panadol để làm dịu cơn đau và giảm cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, Panadol chỉ có tác dụng giảm đau bụng chứ không tiêu diệt được tác nhân gây đau hay giảm tiêu chảy. Do đó, bạn nên kết hợp các biện pháp khác để kiểm soát tiêu chảy, đồng thời tiêu diệt tận gốc nguyên nhân gây đau để chấm dứt hoàn toàn tình trạng này.

Trường hợp đau bụng đi ngoài không thể uống Panadol là gì?

Bên cạnh nguyên nhân rối loạn tiêu hóa, đau bụng tiêu chảy còn là một dấu hiệu để cảnh báo một số bệnh lý cấp tính nguy hiểm như: Viêm dạ dày ruột, tắc ruột, viêm ruột thừa, ung thư ruột, viêm đại tràng cấp… Trong các trường hợp này, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán xác định tình trạng đang gặp phải, không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau nói chung hay Panadol nói riêng.

Panadol là thuốc gì? Đau bụng đi ngoài uống Panadol được không? 3 Trường hợp đau bụng đi ngoài do viêm ruột thừa không được uống Panadol

Ngoài ra, thuốc giảm đau chỉ đem lại cảm giác dễ chịu trong thời gian ngắn. Cơn đau hoàn toàn có thể quay trở lại khi thuốc hết tác dụng. Việc lạm dụng thuốc giảm đau như Panadol không phải là một phương án điều trị bệnh hiệu quả, trái lại còn có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe như phụ thuộc thuốc, có tác động tiêu cực đến gan, thận…

Trong trường hợp đau bụng đi ngoài do các nguyên nhân cấp tính (viêm ruột thừa, lồng ruột…), việc bạn sử dụng thuốc giảm đau có thể gây khó khăn cho bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và xác định tổn thương. Do vậy, nếu gặp các cơn đau bụng dữ dội và kéo dài, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời, tuyệt đối không dùng các loại thuốc giảm đau như Panadol.

Ngoài ra, có một số đối tượng không nên sử dụng Panadol để giảm đau là:

  • Người bị bệnh gan, thận.
  • Người nghiện rượu, uống quá nhiều rượu hoặc có tiền sử nghiện rượu.
  • Người mẫn cảm với thuốc.

Nên làm gì khi gặp phải tình trạng đau bụng đi ngoài?

Bên cạnh việc giải đáp thắc mắc đau bụng đi ngoài uống Panadol được không, Long Châu xin mách một vài mẹo nhỏ bạn có thể tham khảo để làm giảm tình trạng đau bụng đi ngoài ngay tại nhà:

  • Dùng thuốc chống tiêu chảy: Thuốc chống tiêu chảy có thể đem lại hiệu quả ngay sau liều đầu tiên, làm giảm tình trạng phân lỏng và cải thiện tình trạng tiêu chảy trong trường hợp nhẹ. Các loại thuốc chống tiêu chảy có thể sử dụng là Imodium, Pepto-Bismol… Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để đảm bảo thuốc phát huy được tối đa hiệu quả điều trị.
  • Bổ sung nhiều nước: Tiêu chảy kéo dài sẽ khiến cơ thể bị mất nước. Do đó, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách uống nhiều nước lọc hoặc nước trà, nước ép…
  • Thay đổi chế độ ăn uống cho hợp lý: Bạn nên tránh xa các loại thực phẩm và đồ uống như sữa, phô mai, cà phê, bột yến mạch… Thay vào đó, hãy ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột như bột sắn, khoai tây, ngũ cốc… Ngoài ra, quả việt quất với chất anthocyanosides có tác dụng chống oxy hóa và khử khuẩn được coi như một giải pháp vô cùng hiệu quả cho tình trạng đau bụng đi ngoài.
  • Nghỉ ngơi: Tình trạng đau bụng đi ngoài sẽ gây ra cảm giác mệt mỏi cho người bệnh. Do vậy, hãy nghỉ ngơi để cơ thể cảm thấy thoải mái trong một vài ngày, đồng thời bổ sung dinh dưỡng để cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó, một chai nước ấm để chườm bụng khi nghỉ ngơi cũng là một phương pháp giúp bạn làm dịu cơn đau hiệu quả.
  • Bổ sung probiotic: Probiotic có khả năng lấy lại sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột bằng cách cung cấp một lượng lớn các vi khuẩn tốt, từ đó giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị tình trạng đau bụng đi ngoài. Bạn có thể bổ sung probiotic bằng cách ăn sữa chua hoặc các loại thực phẩm tương tự.

Panadol là thuốc gì? Đau bụng đi ngoài uống Panadol được không? 4 Bổ sung probiotic giúp cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài

Trường hợp bạn bị đau bụng đi ngoài kéo dài trên 3 ngày hoặc đau bụng dữ dội trong vòng 24 giờ, có thể kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng khác (buồn nôn, nôn, sốt cao, phân có máu, mất ý thức…) thì bạn cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

>> Xem ngay: Có nên uống Panadol sau khi tiêm vaccine không? Uống thế nào cho đúng cách?

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi: “Đau bụng đi ngoài uống Panadol được không?”. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã nắm được công dụng của thuốc Panadol cũng như một số phương pháp xử trí khi gặp phải tình trạng đau bụng đi ngoài. Nhà Thuốc Long Châu mong rằng sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của bạn đọc trong tương lai. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Vinmec

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin