Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng

Ngày 19/03/2024
Kích thước chữ

Viêm loét dạ dày tá tràng là một tình trạng bệnh lý trong đó niêm mạc của dạ dày và/hoặc tá tràng bị viêm và hình thành các vết loét. Viêm loét có thể gây ra các triệu chứng như đau thượng vị, đau bụng, và nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hóa hoặc thủng dạ dày. Hãy cùng tìm hiểu rõ thông tin phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng có thể bao gồm nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, sử dụng thuốc không steroid chống viêm (NSAIDs), rượu bia, căng thẳng, và một số nguyên nhân khác như NSAIDs, corticoid, hoặc hội chứng Zollinger-Ellison. Điều trị cho viêm loét dạ dày tá tràng thường bao gồm sử dụng các loại thuốc như ức chế bơm proton (PPI), kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori, và các biện pháp điều trị dự phòng và duy trì sau điều trị.

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là một tình trạng tiêu hóa mà niêm mạc của dạ dày và phần đầu của tá tràng bị viêm và hình thành các vết loét. Niêm mạc đường tiêu hóa là lớp màng nội bên của bộ máy tiêu hóa, đảm nhận vai trò quan trọng trong việc tạo ra chất nhầy và enzyme để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Sự tổn thương niêm mạc, thường là do vi khuẩn H.pylori hoặc sử dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), gây ra tình trạng viêm loét, gây đau ở phần trên của bụng và một số triệu chứng khác làm khó chịu cho người bệnh. Đồng thời, tổn thương niêm mạc cũng giảm khả năng sản xuất chất nhầy, tạo điều kiện cho axit dạ dày phá hủy lớp mô dưới đó.

phac-do-dieu-tri-loet-da-day-ta-trang 1.jpg
Viêm loét dạ dày tá tràng gây đau ở phần trên của bụng

Viêm loét dạ dày tá tràng có thể hoàn toàn chữa trị nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, các vết loét có thể tiến triển và trở nên nghiêm trọng hơn, đưa người bệnh đối mặt với những biến chứng nguy hiểm bao gồm hẹp môn vị, thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa và thậm chí ung thư dạ dày.

Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng

Nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày tá tràng không chỉ đơn giản là do thức ăn cay, thực phẩm không lành mạnh và căng thẳng tâm lý như mọi người thường nghĩ. Hiện nay, vẫn chưa có đủ bằng chứng để khẳng định rằng thức ăn và tình trạng tâm thần có thể trực tiếp dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng. Mặc dù căng thẳng (stress) và một số thực phẩm cay nóng có thể gây kích ứng và làm trầm trọng hơn tình trạng vết loét dạ dày tá tràng, nhưng chúng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh.

Đồ uống có cồn

Tương tự, rượu và các đồ uống có cồn, mặc dù được xem là có hại cho sức khỏe và có thể khiến cho tình trạng vết loét dạ dày tá tràng trở nên nghiêm trọng hơn, nhưng chúng không gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng trực tiếp. Tuy nhiên, việc không kiêng hoặc hạn chế uống rượu có thể làm cho các vết loét phát triển mạnh mẽ hơn, làm trầm trọng hơn bệnh.

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori

Theo Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. HP là loại vi khuẩn sống trong dạ dày và tá tràng của người bị nhiễm bệnh.

Vi khuẩn HP tạo ra men trong môi trường acid của dạ dày và ăn mòn hàng rào bảo vệ của niêm mạc, dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng và nhiều bệnh đường tiêu hóa khác.

Sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)

Việc sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng.

phac-do-dieu-tri-loet-da-day-ta-trang 2.jpg
Sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) tiềm ẩn nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng

NSAIDs, một loại thuốc giảm đau phổ biến, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa và viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách gây ra sự gián đoạn trong quá trình bảo vệ tự nhiên của dạ dày và tá tràng chống lại acid. Hơn nữa, NSAIDs cũng làm chậm quá trình lành loét và ảnh hưởng đến các vết loét chảy máu ở dạ dày.

Vì vậy, cần phải cẩn trọng khi sử dụng NSAIDs. Nếu cần thiết, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về liều lượng và cách sử dụng thuốc phù hợp.

Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày – tá tràng có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Active HP-associated ulcer):

Phương pháp điều trị chung:

  • Kháng acid (PPI) + Kháng sinh/Tetracycline + Chất chống axit/Bismuth/Metronidazole.
  • (PPI: Omeprazole 20mg/Lanzoprazole 30mg/Pantoprazole 40mg/Rabeprazole 10mg).
  • Uống thuốc 2 lần/ngày, trước bữa ăn sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, kết hợp với:

Phương pháp 1:

  • PPI / Tetracycline + Chất chống axit/Bismuth.
  • Amoxicilline 1000mg x 2 lần/ngày + Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày.
  • Hoặc: Tetracycline 400mg x 2 lần/ngày + Chất chống axit.

Phương pháp 2:

  • PPI + Metronidazole + Clarithromycin.
  • Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày + Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày.

Phương pháp 3:

  • PPI + Amoxicilline + Metronidazole.
  • Amoxicilline 1000mg x 2 lần/ngày + Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày.

Phương pháp 4:

  • PPI + Bismuth/Tetracycline/Metronidazole.

Bismuth subsalicylate 2v x 4 lần/ngày, kết hợp với:

  • Metronidazole 250mg x 4 lần/ngày + Tetracycline 500mg x 4 lần/ngày.
  • Điều trị từ 1 đến 2 tuần tấn công sau đó duy trì bằng PPI ngày 1 lần vào buổi sáng trước khi ăn trong 4 – 8 tuần.
phac-do-dieu-tri-loet-da-day-ta-trang 3.jpg
Duy trì bằng PPI ngày 1 lần vào buổi sáng trước khi ăn

Các phương pháp thường được ưu tiên sử dụng theo thứ tự như sau:

  • Omeprazole + Amoxicilline + Clarithromycin.
  • Omeprazole + Metronidazole + Clarithromycin.
  • Omeprazole + Amoxicilline + Metronidazole.

Tái nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori không gây loét:

Phương pháp 4 thuốc: Kháng acid (PPI) + BMT trong vòng 1 tuần.

Hoặc:

Phương pháp 3 thuốc: Kháng acid (PPI) + 2 loại kháng sinh trong vòng 1 tuần.

Tái nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori kèm theo loét tái phát:

Áp dụng phương pháp 4 hoặc 3 thuốc trong vòng 1 tuần. Sau đó:

Nếu có loét hành tá tràng với hoặc không biến chứng: Sử dụng PPI hoặc kháng H2 receptor trong 3 tuần.

Hoặc:

Nếu có loét dạ dày, tiến hành điều trị tương tự như loét hành tá tràng, nhưng kéo dài thời gian điều trị lên đến 5 tuần.

Loét tái phát mà không liên quan đến vi khuẩn Helicobacter pylori:

  • Tiến hành điều tra nguyên nhân, như sử dụng NSAIDs, hoặc mắc hội chứng Zollinger-Ellison…
  • Sử dụng PPI hoặc kháng H2 receptor trong vòng 4 - 6 tuần, tuỳ thuộc vào loét dạ dày hoặc tá tràng.

Loét dạ dày – tá tràng không do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Loét hoạt động không do HP):

Do sử dụng thuốc NSAIDs, corticoid, hoặc ảnh hưởng của dạ dày u ác tính:

a. Sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI):

Loét hành tá tràng không biến chứng: Omeprazole 20mg hoặc Lansoprazole 15mg mỗi ngày trong 4 tuần.

Loét dạ dày hoặc loét có biến chứng: Omeprazole 20mg hai lần/ngày hoặc Lansoprazole 30mg hai lần/ngày trong 6 - 8 tuần.

b. Sử dụng thuốc đối kháng H2 receptor:

Loét hành tá tràng không biến chứng: Cimetidine 800mg hai lần/ngày hoặc Ranitidine/Nizatidine 300mg hai lần/ngày hoặc Famotidine 40mg mỗi đêm trong 6 tuần.

Loét dạ dày: Cimetidine 400mg hai lần/ngày hoặc Ranitidine/Nizatidine 150mg hai lần/ngày hoặc Famotidine 20mg hai lần/ngày trong 8 - 12 tuần. Không khuyến khích sử dụng thuốc đối kháng H2 receptor cho loét có biến chứng.

phac-do-dieu-tri-loet-da-day-ta-trang.jpg
Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

c. Sử dụng Sulcralfate 1g bốn lần/ngày cho loét hành tá tràng không biến chứng:

Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison: Sử dụng PPI: Omeprazole/Lansoprazole 60mg mỗi ngày.

Điều trị dự phòng giảm loét:

Đối với những người có nguy cơ mắc loét hoặc biến chứng do sử dụng NSAIDs, corticoid, hoặc thuốc kháng đông, đặc biệt là người cao tuổi (>70 tuổi):

Điều trị tấn công:

  • Sucralfate 1g bốn lần/ngày hoặc Sucralfate + Misoprostol (Cytotec) 100 - 200.
  • Sử dụng PPI hai lần/ngày.

Điều trị duy trì:

Sử dụng thuốc đối kháng H2 receptor: Cimetidine 400 - 800mg hoặc Ranitidine/Nizatidine 150 - 300mg hoặc Famotidine 20 - 40mg, uống lúc đi ngủ.

Đối với mọi trường hợp, điều trị dự phòng và theo dõi sau điều trị theo phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng là rất quan trọng để ngăn ngừa loét dạ dày tá tràng tái phát và biến chứng. Bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ cụ thể dựa trên tình trạng và tiến triển của bệnh nhân.

Xem thêm:

Phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hoá hiện nay

Sự khác biệt giữa viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin